Saito Nozomi

Hội họa Nhật Bản ngày hôm nay*)

 

Tôi là hội viên Liên đoàn Nghệ sĩ Nhật Bản và hội viên hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản. Ngoài ra tôi c̣n là một giảng viên mỹ thuật tại trường cao học. Hôm nay tôi hân hạnh được tŕnh bày với các bạn về hiện trạng hội họa tại Nhật Bản.

 

1) Các ḍng tranh ở Nhật

Tôi bắt đầu bằng truyền thống và phong cách thể hiện. Ở Nhật Bản ngày nay người ta coi có hai ḍng tranh chính là hội họa truyền thống Nhật Bản, gọi là Nihon-ga, và hội họa Âu-Tây, gọi là You-ga. Các trường đại học mỹ thuật cũng có hai khoa là khoa Nihon-ga và khoa You-ga.

 

 

 

 

 

 

 

Một tác phẩm Nihon-ga

 

Hội họa Âu –Tây là phong cách phổ biến nhất tại Nhật. Hội họa Âu-Tây được du nhập vào Nhật Bản qua hai kênh: 1) qua các họa sĩ Nhật học ở Paris hoặc những nơi khác tại châu Âu vào thời Minh Trị (1868 – 1912), 2) qua Antonio Fontanes (1818 – 1882), họa sĩ trường phái Barbizon, người châu Âu đầu tiên tới dạy hội họa tại Nhật tại trường mỹ thuật công nghiệp (Kobu Bijutsu Gakko). V́ thế có thể nói rằng You-ga của Nhật có xuất xứ từ Pháp. Và cũng v́ thế, ở Nhật các họa sĩ lớn tuổi thường có một t́nh cảm đặc biệt đối với Paris. Khi người Nhật nói “hội họa” đa số ngầm hiểu rằng đó    “hội họa Âu-Tây”  (You-ga), v́ người Nhật rất ít khi dùng từ “You-ga”. Tại hầu hết các trường học của Nhật Bản, học sinh được học các kiến thức cơ bản về hội họa hàn lâm phương Tây thuần túy, như luật viễn cận, cách thể hiện không gian bằng ánh sáng và bóng tối. Các kỳ thi vào đại học mỹ thuật đều bắt buộc phải có bài thi h́nh họa theo phong cách hàn lâm phương Tây.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Một tranh phong cảnh của A. Fontanes

 

Về định nghĩa mà nói th́ từ “Nihon-ga” dường như đối lập với hội họa theo phong cách Âu – Tây. V́ thế, người Nhật dùng từ này để chỉ “hội họa truyền thống Nhật Bản”. Hội họa truyền thống Nhật Bản nói chung kế thừa tính bản sắc trong phần hội họa nặng tính dân tộc. Tuy nhiên Nihon-ga hiện đại là một phong cách riêng sinh ra vào thời Minh Trị, và được hoàn thiện sau đó. Nền tảng của Nihon-ga là chủ nghĩa hiện thực phương Tây, luật viễn cận, sáng và tối. Tuy người Nhật từ lâu đă có cách nh́n riêng về bố cục động, rất khó t́m thấy dấu vết của những phong cách đó trong hội họa hiện đại Nhật Bản. Trong lịch sử nghệ thuật Nhật Bản, hoa, chim, phong cảnh, mặt trăng là những đề tài truyền thống biểu hiện cách nh́n của người Nhật về thế giới. Ngày nay các họa sĩ trẻ theo ḍng tranh truyền thống (Nihon-ga) rất hiếm khi vẽ những đề tài đó. Chúng tôi gọi những bức tranh được vẽ bằng màu làm từ các hạt màu có kích thước và h́nh thù giống nhau là “tranh Nhật”. C̣n các tranh khác đơn thuần là “tranh”. Kỹ thuật chế tạo ra các hạt màu đặc biệt (của màu nước và mực in khắc gỗ) có kích thước và h́nh dạng giống nhau gọi là enogu. Các hạt màu này có tên là iwa-enogu. (Chúng có kích thước khoảng 0 – 80 μ. Màu làm từ các hạt cùng kích thước và h́nh dạng trông rực rỡ hơn. Chú thích của người dịch).

 

 

 

 

 

 

 

 


Từ trái sang bài thi sơn dầu, nihon-ga, và dessin của sinh viên đại học mỹ thuật ở Nhật Bản

 

Ḍng tranh thứ ba thường được gọi là “hội họa đương đại”. Trong số các đại diện sáng giá cho hội họa đương đại Nhật Bản đầu tiên phải kể đến Yoshitomo Nara (47 tuổi) và Takashi Murakami (44 tuổi). Cả hai đều tốt nghiệp đại học nghệ thuật và âm nhạc Tokyo. Nara tốt nghiệp khoa hội họa Âu – Tây (sơn dầu). Murakami tốt nghiệp khoa hội họa Nhật Bản. Nara và Murakami là hai người khởi xướng trào lưu sử dụng văn hóa phổ cập trong các truyện tranh manga, phim hoạt h́nh chiếu trên TV, và nâng lên thành một h́nh thức nghệ thuật. Murakami sử dụng nhân vật Astro Boy từ phim hoạt h́nh và các nhân vật của Disney. Ngày nay ta có thể thấy các bức tranh loại đó xuất hiện trong các sách giáo khoa về mỹ thuật cấp cao học. Makoto Aida (41 tuổi) cũng chia sẻ quan điểm của Nara và Murakami, nhưng tranh của anh ta có vẻ khiêu dâm hơn, và chứa đựng nhiều t́nh tiết đảo lộn thời gian và trật tự. V́ thế các nhà giáo dục không mặn mà ǵ với các tác phẩm của Aida.  Đối với Nara và Murakami cũng vậy. Tuy nhiên có nhiều chuyên gia cho rằng những nghệ sĩ như Nara, Murakami, và Aida là những người khởi đầu cho một nền hội họa Nhật Bản mới. Tôi cho rằng cách biểu hiện gắn với phim hoạt h́nh và sách manga của họ tượng trưng cho xă hội Nhật Bản hiện đại, cũng tương tự như pop-art ở Mỹ đă ra đời và được cổ vũ trong xă hội tiêu thụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Từ trái Chàng cao-bồi cô đơn của T. Murakami, Mèo con vô hại của Y. Nara, và Chó (trong tuyết) của M. Aida.

 

2) Cuộc sống của các họa sĩ ở Nhật

Thống kê toàn quốc phân loại nghệ sĩ tạo h́nh thành nhà điêu khắc, họa sĩ, và nghệ nhân. Theo thống   năm 2000 toàn nước Nhật có khoảng 38,000 nghệ sĩ như vậy. Con số này được ước tính sẽ vào khoảng 40,000 vào năm 2010. Đây là con số những nghệ sĩ chỉ hành nghề này trong thời điểm diễn ra thống kê. Số họa sĩ kiếm sống bằng một nghề khác, như chúng tôi chẳng hạn, thực tế đông hơn nhiều. Theo một người bạn của tôi là chủ một gallery tranh, số họa sĩ sống được chỉ bằng bán tranh của ḿnh tại Nhật không tới 100 người. Có thể nói rằng họa sĩ rất khó sống tại Nhật. Thêm vào đó cư dân nghệ thuật phần lớn tập trung tại Tokyo và các vùng phụ cận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Viện bảo tàng quốc gia Nhật Bản (sẽ mở cửa năm 2007)

 

Từ thời Minh Trị xuất hiện một loại h́nh triển lăm gọi là triển lăm công cộng (Kobou-Ten). Loại h́nh này nay đă trở thành truyền thống (tương tự như triển lăm mỹ thuật toàn quốc ở Việt Nam. Chú thích của người dịch). Trước đây các triển lăm loại này thường chỉ có sự tham gia của các họa sĩ được đào tạo từ các trường, viện hàn lâm mỹ thuật. V́ thế hầu hết các họa sĩ chuyên nghiệp là thành viên của các hội mỹ thuật này. T́nh h́nh ngày hôm nay đă đổi khác. Mỗi hội mỹ thuật thường kêu gọi tất cả mọi người tham gia, và triển lăm gồm tranh của các tác giả là hội viên cũng như chưa là hội viên, nhưng tác phẩm được các hội viên duyệt chọn. Có 50 hội mỹ thuật thường xuyên triển lăm tại Bảo tàng mỹ thuật trung ương Tokyo, trong đó các triển lăm định kỳ mỗi năm một lần thường có trên 240 – 250 tác phẩm. Trong năm 2003 có tất cả 1,860,000 nghệ sĩ tham gia triển lăm định kỳ như vậy theo đủ các chuyên ngành như tranh Nhật, tranh Tây, điêu khắc, nghệ thuật công nghiệp, v.v. trên một diện tích 10,488 m2. Thêm vào đó, sang năm Viện bảo tàng quốc gia mới được xây dựng sẽ giành cho các triển lăm công cộng một diện tích tới 14,000 m2. Tuy nhiên thế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng gấp 2.5 lần về diện tích triển lăm. Trong khi điều kiện xă hội khó khăn cho họa sĩ th́ vẫn không có ǵ thay đổi.  Xă hội Nhật Bản hiện đại hoạt động dựa trên nguyên tắc cạnh tranh kịch liệt. Giá trị kinh tế được đề cao. Xă hội lănh đạm với những hoạt động nghệ thuật ́ ạch, kém hiệu quả. C̣n các viện mỹ thuật như bảo tàng th́ bị bắt buộc phải theo các h́nh thức hoạt động có thể kiếm lời. Trong chương tŕnh học, một số môn học như âm nhạc, mỹ thuật bị giảm bớt giờ, thay thế bằng một số môn mà người ta cho là thực tế hơn. Rất nhiều người Nhật cho rằng nghệ thuật là quan trọng cho cuộc đời, nhưng vô tích sự trong việc kiếm lời.

 

3) Kết luận

Nhà nước Nhật Bản chỉ chú trọng cổ vũ và ủng hộ ḍng tranh truyền thống của Nhật bởi lẽ nếu Nhà nước không hỗ trợ ḍng tranh truyền thống th́ nó sẽ bị tuyệt chủng! Nhà nước muốn tay nghề về mỹ thuật - mỹ nghệ truyền thống được duy tŕ và truyền lại cho các thế hệ sau. Trong xă hội Nhật Bản hiện đại những người hoạt động nghệ thuật như các họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên nhà hát, trừ một số ít, nói chung rất khó sống. Cuộc sống quá khắc nghiệt ở đây. Nói chung thu nhập của các nghệ sĩ thấp. Nghệ sĩ chúng tôi là những người nghèo.

Trong thời đại nào chúng ta có thể t́m thấy cội nguồn của một bức họa Nhật Bản? Liệu có đáng nghĩ đến vấn đề cách biểu hiện của Nhật Bản là cái ǵ không? Trong thế giới hiện đại chúng ta có thể chia sẻ thông tin tức thời bất kể chúng ta đang sống ở đâu. V́ thế, tôi nghĩ sống ở nước nào là điều không quan trọng lắm. Hội họa hiện đại Nhật Bản sở dĩ tồn tại được là nhờ đă biết cách sử dụng lối biểu hiện phương Tây kết hợp với sự phồn vinh của thời hiện đại. Bằng con đường ấy các nền văn hóa ḥa trộn với nhau vượt qua các đại dương, và những cách thể hiện mới sẽ sinh ra. Tôi nghĩ rằng chúng ta phát triển lên nhờ trao đổi văn hóa của chúng ta với nhau. Tôi hy vọng chuyến đi thăm đất nước các bạn sẽ đưa đến những biểu hiện mới tiếp theo của tôi.

Để kết luận, tôi nhớ khi tôi là học sinh cao học là lúc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tôi biết rằng máy bay B52 đă cất cánh từ căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Nhật Bản để ném bom đất nước các bạn. Tôi cảm thấy có lỗi khi nh́n thấy những h́nh ảnh về chiến tranh Việt Nam phát trên TV. Đối với tôi, được đến thăm đất nước các bạn trong ḥa b́nh thật giống như một giấc mơ. Tôi cám ơn Hội Mỹ thuật Việt Nam đă giúp chúng tôi tổ chức cuộc triển lăm này. Xin cảm ơn tất cả các bạn.

(Nguyễn Đ́nh Đăng dịch)

___________________________

*) Tham luận tại giao lưu ở Trung tâm mỹ thuật đương đại 621 La Thành, Hà Nội, ngày 9/11/2006 nhân triển lăm “13 tầm nh́n từ Nhật Bản” (8 – 14/11/2006) .