© http://www.talawas.org/     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
30.11.2005
Nguyễn Tiến Anh
Sau khi đọc bài "Đừng coi thường độc giả" của tác giả Nguyễn Đình Đăng và hai ý kiến ngắn của Hoa NguyenNguyễn Văn, tôi có vài trao đổi như sau:

Ta phân tích sự tương đương giữa hệ thống giáo dục của Pháp và Việt, tại sao không đi trực tiếp mà lại phải vòng sang cả đất Mỹ?

Nếu đi trực tiếp thì mọi chuyện hết sức đơn giản. Trong hệ thống giảng dạy-nghiên cứu (enseignant-chercheur) ở Pháp có 2 chức danh là Professeur và Maitre de Conferences. Do vậy nếu Professeur tương ứng với Giáo sư thì Maitre de Conferences là Phó Giáo sư là hợp lý hơn cả.

Vấn đề chỉ nảy sinh khi chúng ta tự dưng lại đi đường vòng qua Mỹ. Ở Mỹ có 3 cấp bậc là Professor, Associate Professor và Assistant Professor. Do chuyện Professor / Professeur và Giáo sư được thống nhất là tương đương nhau nên chỉ còn lại hai vấn đề: một là, Maitre de Conferences ở đâu trong khoảng giữa Associate Professor và Assistant Professor, và hai là, cái gì trong số Associate Professor và Assistant Professor tương đương với Phó Giáo sư? Ông Nguyễn Đình Đăng (và sau đó là sự đồng ý của ông Nguyễn Văn) cho rằng Maitre de Conferences tương đương Assistant Professor còn Associate
Professor tương đương Phó Giáo sư, nên theo phép bắc cầu thì Maitre de Conferences không thể tương đương Phó Giáo sư. Còn ông Hoa Nguyen thì có ý cho rằng việc xác định vị trí Maitre de Conferences trong hệ thống Mỹ là mập mờ, do vậy khi chuyển sang hệ thống Việt Nam cũng khó mà sáng tỏ.

Nếu câu chuyện chỉ có thế thì cũng không có gì đáng nói, nhưng từ sự sáng tỏ hóa một cách chủ quan cái mập mờ để rồi đưa ra những kết luận to lớn như "người viết báo ở Việt Nam hẳn phải coi độc giả là ngu dốt hết cả", rồi đặt trong bối cảnh làm tôi sửng sốt tưởng sắp có đại họa "... khi cộng đồng người Việt không những gồm hơn 81 triệu dân tại quê nhà mà còn khoảng 3 triệu người nữa rải
rác khắp năm châu bốn biển" và rồi để kết luận "Không cần mạ vàng hoa huệ" thì thật là khôi hài.

Tôi thì thấy báo VietnamNet đã có một bài viết được về một người phụ nữ trẻ, đang có một tương lai rộng mở ở nước bạn, đã quyết định trở về. Cô Hà Dương cũng không lấy sự hy sinh trở về để làm bàn đạp cho một cuộc "xây dựng tổ quốc", mà lý do trở về của cô cũng rất nhẹ nhàng, giản dị "để được dạy sinh viên, để được gần gia đình bè bạn, được sống trong môi trường thân quen và để cậu con trai cũng có tuổi thơ như mình".

Cuối cũng, tôi không muốn đi sâu đến những chuyện mổ xẻ bên lề như số lượng bài báo, impact factor,... Những con số khô khan đó không nói lên được nhiều điều, mỗi lĩnh vực có đặc điểm riêng, ví trong nhiều nhánh lý thuyết thuần túy người giáo sư cũng chỉ có không nhiều bài báo... Chất lượng bài báo và sự tương đối của số lượng bài báo chỉ có người trong ngành mới thực sự hiểu. Lý do duy nhất để tôi không thể đánh giá thấp chất lượng của các công trình của cô Hà Dương là cô đã được hội
đồng chuyên ngành đánh giá và tuyển vào chức Maitre de Conferences, một chức không hề dễ đạt được ở Pháp, đặc biệt là các trường ở Paris. Tuy vậy thật là vô nghĩa khi đi sâu, mổ xẻ những chi tiết không hề có trong bài báo trên VietnamNet.