© http://www.talawas.org/     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
6.12.2005
Trần Thoại Quang Hưng
“Việt Nam hóa” chức danh Tây

Tạm dịch những nội dung chính từ 2 trang nhà của Bộ Giáo dục Quốc gia, Giảng dạy Đại học và Nghiên cứu của Pháp ở đường link: http://www.education.gouv.fr/personnel/metiers/maitre_conference.htm
http://www.education.gouv.fr/personnel/metiers/professeur_universite.htm
tôi thấy như sau:

Maitre de conferences (MdC)

Ngay sau khi có bằng tiến sĩ, thí sinh cần được xếp hạng chức danh MdC bởi một ban của Hội đồng Quốc gia các trường Đại học (Conseil National des Universités (CNU)) thì mới có thể nộp đơn thi tuyển xin việc làm tại các cơ sở giảng dạy đại học và nghiên cứu của Nhà nước.

Điều kiện:

Ứng viên vào chức danh MdC phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:
Phải có bằng tiến sĩ hoặc tương đương
Trong 6 năm trước đó có ít nhất 3 năm hoạt động chuyên môn
Làm công tác giảng dạy (full time)
Là phụ trách nghiên cứu (chargé de recherche) hoặc nghiên cứu viên

Sự nghiệp:

MdC có 2 hạng từ thấp đến cao là:

Hạng chuẩn (classe normale) gồm 9 bậc
Ngoại hạng (hors-classe) gồm 2 bậc

Lương:

Khởi điểm 1,991 euro
Sau 2 năm 2,242 euro
Bậc cao nhất (9) của hạng chuẩn còn gọi là hạng nhất 3,604 euro
Kết thúc sự nghiệp 4,299 euro


Giáo sư đại học (GSĐH)

Điều kiện:

Ứng viên vào chức danh GSĐH phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:

Phải có chứng chỉ “Hướng dẫn nghiên cứu” (l’habilitation à diriger des recherches) hoặc tương đương
Trong 8 năm trước đó có ít nhất 5 năm hoạt động chuyên môn
Làm công tác giảng dạy (full time)
Là giám đốc nghiên cứu (directeur de recherche) hoặc nghiên cứu viên

Sự nghiệp:

GSĐH có 3 hạng từ thấp đến cao là:

Lương:

Khởi điểm 2,888 euro
Sau 2 năm 3,222 euro
Bậc cao nhất của hạng nhất 5,122 euro
Kết thúc sự nghiệp 5,798 euro

Cứ theo như đoạn bắt đầu của mục 1) bên trên thì trở thành MdC xem như là điều kiện cần để một người có thể được nhận vào làm công tác giảng dạy hay nghiên cứu tại một trường đại học hay một viện nghiên cứu ở Pháp. Còn theo mục 2) dễ thấy rằng, trừ những trường hợp ngoại lệ (kiệt xuất hoặc ngành đó thiếu người), một người trẻ tuổi vừa nhận bằng tiến sĩ hầu như không thể nào trở thành GSĐH ngay lập tức được vì:

Chưa có chứng chỉ “Hướng dẫn nghiên cứu”
Chưa đủ 5 năm hoạt động chuyên môn
Chưa phải là giám đốc nghiên cứu

Thế thì chuyển ngữ MDC sang tiếng Việt thế nào đây để “pain” vẫn thành “bánh mì” chứ không phải…“mì sợi” (như ông Phạm Tuấn Anh đã viết)? Gọi đơn thuần là “giảng viên” e không chính xác vì ở Việt Nam ta người chưa có bằng tiến sĩ cũng vẫn có thể làm “giảng viên” như thường. Tôi trộm nghĩ liệu có thể chuyển ngữ MdC là “giảng sư” được không? Chuyển ngữ như vậy vừa sát gốc tiếng Tây (Pháp) lại vừa tiện viết tắt thành “gs”. (Tôi không dám chắc liệu “giảng sư” có tương đương với chức danh “giảng viên chính” tại các trường đại học của ta hiện nay hay không). Các vị giáo sư khả kính có thể yên tâm vì chức danh của các vị vẫn được viết tắt là “GS” (viết hoa). Còn phó giáo sư (PGS) của ta thì sẽ nằm ở đâu trong loại xếp hạng tương đương này? Mạn phép giả dụ là trình độ các GS của ta và GSĐH Tây như nhau, tôi cho rằng ta có thể chọn một trong hai phương án sau đây:

1) Phương án A (do ông Phạm Tuấn Anh đề xuất):

Xếp PGS của ta ngang với tất cả các GSĐH hạng nhì và hạng nhất cuả Tây, còn GS của ta ngang với GSĐH ngoại hạng của Tây.

2) Phương án B (đề xuất trong ý kiến ngắn này):

PGS ta có thể tương đương với GSĐH hạng nhì của Tây, GS của ta có thể được đặt tương đương với GSĐH hạng nhất của Tây, còn …“GS viện sĩ” của ta có thể được xếp ngang với GSĐH ngoại hạng của Tây.