Nguyễn Đ́nh Đăng

 

Thăm quê hương Yamaha piano

 

 

Lời mở đầu: Nhân “saga” về “ám ảnh dương cầm”, tôi sực nhớ tới bài tôi viết cách đây gần 2 năm song xếp xó rồi quên bẵng luôn, nay đăng dưi đây để quư vị đọc chơi.

  

 

 

Dân chơi piano ai cũng biết đến Yamaha – hiệu đàn piano của Nhật, nổi tiếng thế giới có lẽ chỉ c̣n sau Steinway & Sons của Mỹ. Danh cầm Sviatoslav Richter - một trong ba đại diện kiệt xuất (đă quá cố) cho nền âm nhạc biểu diễn của Nga, bên cạnh David Oistrach (chơi violin) và Mtislav Rostropovich (chơi cello) – sinh thời ưa chuộng Yamaha piano c̣n hơn cả Steinway. Hai nghệ sĩ piano đoạt giải nhất tại cuộc thi âm nhạc mang tên Tchaikovsky là Denis Matsuev (Nga) (năm 1999) và Ayako Uehara (Nhật Bản) (năm 2002) đều chơi Yamaha grand piano (đại dương cầm Yamaha) [1] tại cuộc thi. A. Uehara lại là người Nhật Bản đầu tiên đồng thời là phụ nữ đầu tiên đoạt giải nhất môn piano tại cuộc thi danh tiếng này. C̣n đối với những ai mê piano nhưng lại chưa đủ “tiề…n lực” để mua một “con” Steinway, th́ Yamaha piano có lẽ là lựa chọn tốt nhất.

 

Cụ Nguyễn Du từng viết: “Chơi hoa đă dễ mấy người biết hoa.” Yamaha piano nổi tiếng là vậy nhưng không phải ai cũng biết những piano ấy có xuất xứ từ đâu và có dịp thấy tận mắt chúng được sản xuất như thế nào. Bài viết này kể lại chuyến đi thăm nơi sản xuất những chiếc Yamaha grand piano đó.

 

*

 

Được hưởng những dịch vụ tuyệt vời của Yamaha kể từ sau khi mua chiếc Yamaha Gran’Touch cách đây 7 năm [2], tôi vẫn dự định có ngày sẽ ghé thăm “sào huyệt” của những “phù thủy âm thanh” này. Hiềm một nỗi thủ phủ sản xuất nhạc cụ Yamaha tại Hamamatsu, trong đó trước tiên là Yamaha grand piano, không làm việc vào thứ Bảy và Chủ Nhật.  Măi đến năm nay, sau khi con tôi vào đại học, tôi mới lấy một ngày nghỉ hè vào thứ Sáu tuần trước để cùng vợ tôi đi Hamamatsu tham quan nhà máy Yamaha piano.

 

Đầu tiên tôi phải đăng kư qua mạng internet. Tôi phải khai tên, số người đi cùng, quốc tịch và chọn ngôn ngữ để nghe hướng dẫn (tiếng Anh hoặc Nhật). Té ra hôm đó chỉ có buổi tham quan bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút sáng là c̣n chỗ trống. Kể ra thế th́ hơi sớm v́ quăng đường từ nhà tôi đến Hamamatsu dài khoảng 280 km và phải đi mất 2 giờ rưỡi đồng hồ, trong đó có khoảng 250 km phải đi tàu siêu tốc shinkansen (super express train). Đi “tàu chợ” th́ sẽ mất tới 5 giờ đồng hồ. Ngoài ra, khi tôi gọi điện cho nhà máy, họ nói hôm đó đă có một nhóm người Nhật đăng kư nên chúng tôi phải nhập bọn và nghe hướng dẫn bằng tiếng Nhật.

 

Chúng tôi xuất phát từ ga nhà ḿnh lúc 6 giờ rưỡi sáng để đi đến ga Shinagawa. Từ đây chúng tôi chuyển sang shinkansen mang tên “Hikari” (Ánh sáng), khởi hành lúc 8 giờ 14 phút và đến Hamamatsu lúc 9 giờ 35 phút. Như vậy tàu đă vượt qua quăng đường dài 250 km chỉ trong 1 giờ 19 phút với tốc độ chừng 190 km/giờ, v́ có dừng khoảng 2 phút tại ga Shizuoka.

 

Hamamatsu là thành phố lớn nhất tỉnh Shizuoka, nằm ở vùng giữa của tuyến đường sắt Tokyo - Osaka, nổi tiếng v́ có trụ sở chính của các công ty sản xuất nhạc cụ như Yamaha, Kawai, Roland. Từ năm 1991 Hamamatsu c̣n là nơi tổ chức cuộc thi piano quốc tế 3 năm một lần (The Hamamatsu International Piano Competition), nằm trong Liên đoàn các cuộc thi âm nhạc thế giới (The World Federation of International Music Competitions). Cuộc thi này đă trở thành bệ phóng cho nhiều nghệ sĩ piano trẻ tuổi như Alexander Gavrylyuk (Ukraine) - giải nhất năm 2000, Ayako Uehara - giải nh́ năm 2000, Rafal Blechacz (Ba Lan) - giải nhất năm 2003, v.v. Gavrylyuk sau đó đă đoạt giải nhất cuộc thi piano mang tên Rubinstein năm 2005, Uehara - giải nhất cuộc thi piano mang tên Tchaikovsky năm 2002, c̣n Blechacz - giải nhất cuộc thi piano mang tên Chopin năm 2005. Tôi từng gửi trang web thông báo thể lệ cuộc thi piano tại Hamamatsu lần thứ 7 (sẽ diễn ra từ 8 – 23/11/2009) về cho một người bạn hiện dạy piano tại nhạc viện t/p HCM để phổ biến với hy vọng các thí sinh piano Việt Nam sẽ sang tham gia. Câu trả lời tôi nhận được là: “Không được đâu, anh Đăng ơi. Yêu cầu cao như thế th́ thí sinh của ḿnh sẽ bị rụng ngay từ ṿng loại nghe DVD gửi sang rồi! Hơn nữa lại phải tự túc ăn ở đi lại th́ Việt Nam ta chẳng ai chịu được đâu.” [3]

 

Từ ga Hamamatsu chúng tôi đi tàu điện mất 4 phút để đến nhà máy sản xuất Yamaha piano. Nhà máy rộng dễ đến vài cây số vuông. Điều ngạc nhiên đầu tiên: trước ṭa nhà tiếp đón khách tham quan, tôi thấy ngạo nghễ trên đỉnh hai cái cột cờ là cờ Nhật và cờ Việt Nam! Chẳng lẽ người ta treo cờ để đón chúng tôi, hai khách tham quan văng lai đăng kư qua internet? Đẩy cửa bước vào, tiến lại bàn tiếp khách, đă thấy một cô gái cười tươi, hỏi ngay: “Ông có phải là Nguyễn-san? (“san” trong tiếng Nhật có nghĩa là “ông/bà”). Sau đó cô cho biết đoàn khách Nhật vừa gọi điện hủy cuộc thăm quan, nên hôm nay chỉ có hai vợ chồng tôi. Khi tôi hỏi tại sao có cờ Việt Nam được kéo lên trước cửa, cô nói đó là v́ Yamaha được hân hạnh đón chúng tôi đến thăm! Chưa hết, cô c̣n nói họ đă mời một hướng dẫn viên tiếng Anh để phục vụ hai chúng tôi. Để khỏi bị hiểu lầm tôi xin lưu ư ngay với độc giả: cuộc tham quan hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người.

 

Cô hướng dẫn viên cũng trẻ và xinh xắn. Cô phát âm tiếng Anh không chuẩn lắm nhưng lưu loát. Đầu tiên cô mời chúng tôi vào một salon có ghế bành bọc da và TV màn h́nh phẳng cỡ 50 inches mỏng dính để chúng tôi xem băng video 20 phút giới thiệu về nhà máy Yamaha. Sau đúng 20 phút cô lại khẽ khàng gơ cửa bước vào mời chúng tôi theo cô đi tham quan các phân xưởng sản xuất đại dương cầm (grand piano).

 

 

Lịch sử của Yamaha

Năm 1887 là một năm đáng ghi nhớ trong lịch sử Việt Nam. Ngày 17 tháng 10 năm đó người Pháp gộp Đông Kinh, An Nam, Cochinchine, với Cambodia thành Đông Dương. Lần đầu tiên một tuyến đường sắt được xây dựng nối liền ba miền Bắc - Trung – Nam. Cũng trong năm đó, chiếc đàn đại phong cầm lưỡi gà (reed organ) tại một trường tiểu học ở Hamamatsu bị hỏng. Chiếc đàn này được chế tạo tại Hoa Kỳ và được nhà trường đặc biệt quư. Ông Torakusu Yamaha - một kỹ sư y cụ địa phương – đă được nhà trường mời đến xem xét để chữa chiếc đàn. Trong khi mầy ṃ t́m cách sửa, ông Yamaha đă say mê cách thiết kế chiếc đàn. Ông quyết định tự ḿnh thử chế tạo một nhạc cụ giống như vậy.  Ông tuyển mộ các thợ kim hoàn địa phương để làm các hoạ tiết trang trí cho chiếc đàn. Sau 63 ngày làm đi làm lại, ông Yamaha đă chế thạo thành công chiếc đàn reed organ đầu tiên của Nhật.

 

 

                 

 

H́nh trái: một trong những chiếc reed organ đầu tiên của Nhật do ông Torakusu Yamaha chế tạo.

H́nh phải: Bức phù điêu tả cảnh ông T. Yamaha và cộng sự gánh đàn trên đường từ Hamamatsu tới Tokyo

(ḍng chữ Hán trên cùng ghi: “Chân dung cụ Yamaha Torakusu” ).

 

Ở Nhật thời đó muốn bán nhạc cụ phải được phép của Bộ Văn hóa, có nghĩa là chiếc đàn phải được đánh giá tại Nhạc viện Tokyo. Ông Yamaha đă cùng với một người bạn gánh chiếc đàn trên vai, trèo đèo lội suối, vượt qua một chặng đường dài 217 km, để đi từ Hamamatsu đến Tokyo. Chiếc đàn đầu tiên bị bác. Sau một thời gian cải tiến, chiếc thứ hai được sản xuất và đem tŕnh hội đồng. Lần này đàn của ông Yamaha đă được đánh giá cao. Phấn khởi v́ thành công đó, ông Yamaha đă cùng với năm nghệ nhân nữa khởi xướng một dự án sản xuất quy mô. Đến năm 1889, tức là chỉ trong hai năm, sáu người này đă chế tạo 250 chiếc reed organs. Tới năm 1897 công ty của ông Yamaha đă trở thành tập đoàn trách nhiệm hữu hạn sản xuất nhạc cụ của Nhật Bản (Nippon Gakki Co. Ltd.)  

           

Sự ra đời của chiếc piano đầu tiên “made in Japan”

Để chuẩn bị cho việc chế tạo đàn piano, ông Yamaha đă lên đường đi thăm nhiều nhà máy ở Hoa Kỳ. Trong chuyến đi đó ông đă mua đem về Nhật nhiều dụng cụ, máy móc để làm đàn piano. Năm 1900 công ty của ông Yamaha đă chế tạo được đàn piano đứng (upright piano). Năm 1902 chiếc Yamaha grand piano đầu tiên “made in Japan” ra đời. Năm 1903 Nhật hoàng Minh Trị đă mua một chiếc Yamaha grand piano và mở lớp học chơi piano tại hoàng cung. Năm 1904 Yamaha pianos tham gia hội chợ thế giới tại St. Louis (Hoa Kỳ) và đoạt Giải thưởng Danh dự Lớn (Honorary Grand Prize) đánh dấu lần đầu tiên nhạc cụ chế tạo tại Nhật đoạt giải thưởng quốc tế.

 

Sau khi ông Yamaha qua đời năm 1917, công ty Yamaha bắt đầu sản xuất cả những nhạc cụ khác. Công ty nhờ đó lớn mạnh lên. Không may, trận đại động đất Kanto (Quan Đông) năm 1923 đă phá hủy toàn bộ các phân xưởng của Yamaha. Công ty c̣n tiếp tục lụn bại trong Đệ Nhị Thế Chiến sau khi bị cấm sản xuất hàng hóa ngoài mục đích phục vụ chiến tranh.

 

Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. Giữa đống đổ nát hoang tàn của nước Nhật thời hậu chiến, hoàn toàn dựa vào trí nhớ của ḿnh, một trong các nghệ nhân của công ty Yamaha đă chế tạo được một chiếc piano. Sự ra đời của chiếc piano này đă kích thích các nhân viên hăng Yamaha quay trở lại cuộc sống thường nhật để tiếp tục chế tạo nhạc cụ. Công ty được xây dựng lại và dần dần trở nên rất thành công. Như một con chim phượng hoàng, Yamaha đă bay lên từ đống tro tàn đổ nát.

 

Quá tŕnh sản xuất đàn grand piano

Theo lời cô hướng dẫn, phải mất 3 năm để chế tạo một chiếc Yamaha grand piano. Điều đó không đáng ngạc nhiên nếu biết rằng trong hơn 10 ngàn bộ phận của một chiếc grand piano có rất nhiều bộ phận phải làm bằng tay. Chỉ riêng bộ truyền động (action) cho 88 phím đàn đă gồm khoảng 5 ngàn chi tiết (mỗi phím tương ứng với 57 chi tiết). Quá tŕnh sản xuất một chiếc Yamaha grand piano bắt đầu từ việc sản xuất vỏ đàn bằng gỗ, lắp bảng rung (sound board), khung gang, khoan lỗ lắp chốt để lồng dây đàn, lắp dây đàn (khoảng 230 chiếc), lên dây (tất cả 3 lần với sức căng toàn bộ lên tới 20 tấn), chỉnh bộ búa (20 lần), tinh chỉnh (3 lần), chỉnh giọng (voicing) [4], khí hậu hóa, v.v. cho đến khi xuất xưởng để đưa đến tay người dùng gồm 25 công đoạn.

 

Trong ṿng một tiếng rưỡi đồng hồ cô hướng dẫn đưa chúng tôi đi xem các phân xưởng của từng công đoạn. Sau mỗi công đoạn những chiếc grand piano đang được lắp dở lại được băng truyền tự động đưa sang phân xưởng của công đoạn tiếp theo. Hàng trăm công nhân yên lặng, say sưa tận tụy làm việc. Chỉ nghe thấy tiếng máy móc hoạt động nhưng cũng không ồn ào. Để phục vụ khách tham quan, một chiếc grand piano biểu diễn series C7,dài 2m 27, giá cỡ 30 ngàn USD, được xẻ đôi ra, và một phần của nó được bày trong một góc xưởng để khách có thể thấy hết các bộ phận bên trong hoạt động thế nào khi chơi thử trên phím đàn [5].

 

Ở một phân xưởng tôi thấy chân dung Sviatoslav Richter treo trên tường. Cô hướng dẫn tỏ ra vui mừng khi tôi biết về Richter và về niềm say mê Yamaha piano của danh cầm kiệt xuất này. Cô nói:

Richter-san đă từng đến nhà máy chúng tôi biểu diễn. Chúng tôi có pḥng kỷ niệm Richter-san ở nhà bên. Nếu ông bà muốn, tôi sẽ đưa ông bà sang thăm và ông có thể chơi piano của Richter-san.”

 

Sau quả treo cờ, đây là điều bất ngờ thứ hai mà Yamaha đă tặng cho chúng tôi trong chuyến tham quan này. Thăm pḥng kỷ niệm Richter không nằm trong chương tŕnh tham quan nhà máy và cô hướng dẫn không có trách nhiệm phải đưa chúng tôi tới đó. Đó hoàn toàn là nhiệt t́nh của cô muốn làm hài ḷng khách đồng thời muốn giới thiệu với khách thanh danh của công ty ḿnh. Tôi có cảm giác đó là tinh thần tập thể của người Nhật: họ rất hănh diện về công ty của họ và biết ơn bất kỳ khách hàng nào dùng sản phẩm của công ty họ. Khi được biết tôi hiện đang chơi Yamaha piano ở nhà, cô hướng dẫn nói ngay: “Xin cảm ơn ông (đă ưu ái dùng Yamaha piano của chúng tôi)”.

 

Thế là tuy đă đến giờ nghỉ ăn trưa, cô hướng dẫn vẫn lịch sự, nhă nhặn đưa chúng tôi sang thăm pḥng kỷ niệm Sviatoslav Richter.

 

Chơi grand piano của maestro

Vừa đẩy cửa bước vào, chúng tôi đă thấy ngay chiếc grand piano của Sviatoslav Richter để gần tường. Trên tường là chân dung chụp nghiêng của Richter. Phụ trách pḥng kỷ niệm là một người đàn ông cao lớn, tuổi xấp xỉ lục tuần. Sau khi cô hướng dẫn giới thiệu chúng tôi, ông nhanh nhẹn kéo tấm vải phủ đàn ra, mở nắp, rồi lắp giá để bản nhạc. Ông cho biết Yamaha đă thửa giá nhạc này theo thiết kế riêng của maestro Richter. Danh cầm người Pháp Jean-Marc Luisada đă yêu cầu Yamaha cho mượn giá nhạc này để lắp vào piano của ḿnh “lấy hên” trong chuyến biểu diễn tại Nhật Bản vào tháng 11 sắp tới [6].

 

Ngồi xuống ghế, đặt tay lên những phím trắng được bọc bằng ngà voi - những phím đàn cách đây hơn 10 năm đă từng chuyển động dưới những ngón tay huyền thoại của maestro, tôi chơi “Träumerei” [7] của Schumann, rồi một đoạn nocturne Op. 27 No. 2 của Chopin. Cái ghế đối với tôi có vẻ hơi cao cho dù đă được “vặn” xuống mức thấp nhất. Theo lời ông phụ trách, ghế này Yamaha cũng thửa riêng cho Richter, người thích ngồi cao để có thể lợi dụng sức của cả cơ thể khi chơi piano. Nhiều nghệ sĩ piano trường phái Nga cũng chơi piano theo phương pháp này. Ông cho chúng tôi xem quyển album ảnh về Richter do Yamaha xuất bản mang bút tích của maestro: “Tôi lấy làm sung sướng v́ quyển album này được xuất bản ở Nhật Bản - đất nước mà tôi biết rơ và hằng yêu mến.”

 

 

Sờ vào grand piano của Sviatoslav Richter

 

Ông phụ trách pḥng kỷ niệm Richter c̣n dẫn chúng tôi vào một căn pḥng trong cùng toà nhà bày 4 – 5 chiếc grand piano trông giống hệt nhau. Ông nói những chiếc đàn này tuy cùng một series nhưng có độ nhậy (key touch) của phím khác nhau để người mua có thể lựa chọn theo sở thích. Ông nói tôi có thể thử. “Được lời như cởi tấm ḷng”, tôi ngồi xuống ghế và “phang” ngay cadenza mở đầu trong piano concerto của Edvard Grieg mà tôi đang ra sức tập [8]. Sau khi tôi chơi thử 2 chiếc đàn đặt cạnh nhau, ông phụ trách hỏi cảm giác của tôi. Tôi nói key touch của chiếc đầu tiên hơi “cứng”. Tôi thích key touch của chiếc thứ hai hơn. Ông phụ trách cười khoái trá. Dọc ngoài hành lang tôi thấy một loạt grand piano mới tinh đă được khách hàng trả tiền sau khi họ đă đến tận nhà máy để lựa chọn. Những chiếc đàn đó sẽ được nhà máy gửi thẳng tới địa chỉ của khách hàng.

 

 

*

 

Trước khi chúng tôi ra về cô hướng dẫn tặng chúng tôi món quà lưu niệm: hai chiếc búa dạ của Yamaha grand piano, một chiếc được dùng để gơ vào dây trầm được tặng cho tôi, chiếc kia để gơ vào dây cao – cô tặng cho vợ tôi.

           

Cũng như những lần đi tham quan khác ở Nhật, trên tàu quay về Tokyo, tôi không khỏi suy nghĩ điều ǵ đă khiến người Nhật làm nên những kỳ tích, giúp nước Nhật trở thành cường quốc. Lần này câu trả lời hiện lên bằng h́nh ảnh: lá cờ Việt Nam đón chúng tôi đến thăm nhà máy; ông Torakusu Yamaha đầu đội nón lá, chân dận giày cỏ, gánh đàn vượt con đường dài hơn 200 cây số để đến Tokyo; chiếc grand piano của Sviatoslav Richter; cô hướng dẫn niềm nở, tận tụy và dễ thương… Và xuưt nữa tôi quên: chiếc grand piano mà cách đây hơn 100 năm Nhật hoàng Minh Trị đă mua để mở lớp học chơi piano đầu tiên tại hoàng cung Nhật Bản.

 

Tokyo 2/10/2007

hiệu đính ngày 11/5/2009

 

Chú giải:

 

[1] Tên khởi thủy của piano là fortepiano, được Bartolomeo Cristofori - một người làm đàn harpsichord xứ Padua (cộng hoà Venice) - chế tạo lần đầu tiên vào khoảng năm 1700. Nhạc cụ này được gọi là “arpicembalo che fa il piano e il forte” tức là “đàn harp-harpsichord có thể chơi được cả nhẹ (piano) lẫn mạnh (forte)“. Dần dần tên gọi này được rút ngắn thành “piano”. Một số ngôn ngữ vẫn giữ nguyên tên khởi thủy (ví dụ tiếng Nga: фортепианo, tiếng Ư: pianoforte, v.v.). Tên gọi "dương cầm" (洋風 = youkin) có xuất xứ từ Nhật Bản vào thời Meiji (Minh Trị 明治, 1868 - 1912), lúc đầu là 洋風の琴 (youfu no kin = dương phong cầm = đàn kiểu Tây), sau được rút gọn thành "dương cầm", trùng tên một nhạc cụ khác của người Trung Quốc và Triều Tiên, trông tựa như đàn tam thập lục (youkin hay yangqin = 揚琴). Ngày nay người Nhật gọi các nhạc cụ phương Tây bằng tên gốc của chúng: piano (ピアノ), grand piano (グランドピアノ), v.v.
Ở Trung Quốc đàn piano được gọi là "cương cầm" (鋼琴 = đàn bằng thép).

 

[2] Nguyễn Đ́nh Đăng, Cuộc sống ở Nhật Bản, 2004.

 

[3] Trong ṿng loại của cuộc thi piano Hamamatsu, thí sinh phải gửi DVD ghi h́nh và âm thanh ḿnh chơi hai tác phẩm gồm một sonata (chương đầu hoặc vài chương có cả chương đầu) của Haydn, Mozart, hoặc Beethoven, và một etude của Chopin, Liszt, Debussy, Scriabin, Rachmaninov, hoặc Bartok. Tổng cộng thời gian không quá 20 phút.

 

[4] Voicing: tinh chỉnh phần dạ bọc từng chiếc búa gơ lên dây đàn. Công đoạn này rất quan trọng để tạo nên âm thanh “mềm mại” hay “sắc đanh” vang lên khi nhấn từng phím đàn.

 

[5] Grand piano biểu diễn đầu bảng của Yamaha là CFIIIS, dài 2m75, nặng 500 kg, giá khoảng 110 ngàn USD.

 

[6] Xem video Jean-Marc Luisada chơi Nocturne Op. 27 No. 2 của Chopin tại

 http://www.youtube.com/watch?v=u9I68KYjxMI

 

[7] Xem video Vladimir Horowitz chơi Träumerei tại pḥng hoà nhạc của nhạc viện Tchaikovsky (Moscow) năm 1986 tại http://www.youtube.com/watch?v=qq7ncjhSqtk. Năm đó Horowitz 83 tuổi và đây là lần đầu tiên ông quay về nước Nga biểu diễn kể từ khi rời bỏ quê hương vào năm 1927. Để ư từ phút 1:28 đến 1:40: một người đàn ông ngồi nghe, nước mắt chảy dài trên g̣ má. Horowitz qua đời vào năm 1989, thọ 86 tuổi.

 

[8] Xem video Leif Ove Andsnes (danh cầm người Norway) chơi chương I piano concerto của E. Grieg tại

 http://www.youtube.com/watch?v=sL_DT4DRxVA.

 

Chú thích (thêm vào ngày 11/5/2009): Tôi đă chơi chương I piano concerto của E. Grieg tại Ima Hall ở Tokyo vào ngày 2/8/2008 trong buổi biểu diễn thường niên của trường piano Yamaha nơi tôi hiện theo học.