Phản hồi bài “Sài Gòn / 2008”

(71 phản hồi theo thứ tự ngược thời gian)

 

Phùng Tường Vân nói:

22/02/2010 lúc 12:52 sáng

@Nguyễn Đình Đăng.
“Bức tranh “Nỗi u hoài và sự bí ẩn của một góc phố” mà ông liên tưởng tới trong phản hồi http://www.talawas.org/?p=16233&cpage=4#comment-10420 có phải là bức
“Mystery and Melancholy of a Street” do hoạ sĩ siêu thực Giorgio de Chirico (1888 – 1978) vẽ năm 1914 ?

Thưa ông,
Đúng là như vậy, một lần nữa xin được cảm ơn ông về sự chu đáo cùng lời chỉ dẫn đầy đủ.
Mong được đọc ông thường hơn trên diễn đàn này.
Trân trọng,
ptv

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

21/02/2010 lúc 11:16 chiều

@ Phùng Tường Vân:
——————————–

Bức tranh “Nỗi u hoài và sự bí ẩn của một góc phố” mà ông liên tưởng tới trong phản hồi http://www.talawas.org/?p=16233&cpage=4#comment-10420 có phải là bức
“Mystery and Melancholy of a Street” do hoạ sĩ siêu thực Giorgio de Chirico (1888 – 1978) vẽ năm 1914 ?

Xem bức tranh tại:
http://www.abcgallery.com/C/chirico/chirico9.html

 

 

Trần Văn Tích nói:

21/02/2010 lúc 3:47 chiều

Trước hết tôi xin phép đuợc rút lại lời nhận xét sai trái của mình khi tôi phê phán cách dịch tên ngôi nhà có bức tường 1965 và 2008 – mà bây giờ tôi gọi là bức tường oan nghiệt – sang ngoại ngữ vì mới đầu tôi suy đoán công ốc liên hệ là nhà ga xe lửa Sàigòn.
Sau nữa và nhân ông Hoà Nguyễn đã nói ra, tôi xin nói tiếp là trong cuộc chiến quốc-cộng vừa qua, thị trường xuất cảng hàng tiêu thụ của Nhật đã hưởng lợi rất lớn ở miền nam Việt Nam, có lẽ là lớn hơn tất cả các quốc gia khác. Trong các PX thấy bày bán toàn là hàng điện tử made in Japan. Mua hàng ở đây phải trả bằng đôla đỏ. Tôi đã nhờ tuị Mỹ mua giúp : một máy ảnh Nikon, một máy quay phim (quên hiệu), một dàn âm thanh nổi cỡ bự với máy quay băng Akai, mách khuếch âm TEAC, hai loa Pionner rất mạnh (thằng Mỹ bồ của tôi bảo là mua vậy vừa rồi, mua thứ mạnh hơn thì chỉ có toà nhà quốc hội mới thích hợp!), một máy tivi portatif hiệu Sony, một radio cũng portatif (quên tên hiệu). Ngoài ra mua trên thị trường thì có một máy tivi hiệu Sharp, một tủ lạnh National, một máy giặt chạy bằng gaz (quên tên hiệu, máy này chưa kịp dùng thì “giải phóng”).
Và tất nhiên có cả nồi cơm điện National. Tôi nhiều lần được công xa Mazda đưa đón. Chắc tôi kể còn thiếu nhưng thiết tưởng vậy cũng tạm đủ rồi.
Nói cho công bình, Nhật có bảo trợ công trình tân trang bệnh viện Chợ Rẫy; tuy nhiên bệnh viện Vì Dân (do Bà Thiệu chủ trì kiến thiết) thì xây cất và trang bị với ngân quỹ quốc gia nhưng vật dụng chuyên môn từ cái đồng hồ treo tường đến dàn máy quang tuyến đều mua của Nhật. Đàn anh của tôi, BS Phạm Ngọc Toả, đã sang ăn dầm nằm dề bên Tokio để lo việc này. Có lẽ Nhật còn tài trợ một số chương trình khác – ví dụ tài trợ chuyến lưu diễn của ca đoàn Hoàng Thi Thơ đầu năm 1975, gián tiếp gíup cặp bài trùng Hoàng Thi Thơ – Thúy Nga có cơ hội ở lại nước ngoài sau tháng tư đen – nhưng tổng kết lại, thấy “cho” và “nhận” của Nhật trong chiến tranh Việt Nam khác nhau rất rất xa. Và tuy chẳng phải là chuyên gia kinh tế, tôi cũng đủ trí khôn để nhận rằng Nhật đã kiếm chác ngon lành vô cùng.
Đương nhiên chuyện này chẳng liên quan gì đến nhiếp ảnh nghệ thuật. Chỉ mong nó không quá lạc đề.

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

21/02/2010 lúc 11:25 sáng

Vài dòng về tác giả của triển lãm “Sài Gòn/2008


 

Tôi biết ông Osami Arikata tám năm về trước, khi ông tới tìm gặp tôi tại triển lãm cá nhân đầu tiên của tôi tại Tokyo để nhờ tôi viết lời giới thiệu cho cuốn album ảnh ông chụp những ngôi nhà ở Việt Nam mang tên “Loin du Vietnam” (Xem lời tựa tại http://ribf.riken.go.jp/~dang/Osami.html ). Từ đó tôi và ông Osami Arikata trở thành bạn. Ông bản tính ít nói, không biết uống rượu. Chỉ một tí bia cũng đủ làm ông đỏ mặt. Hai ba cốc là đủ để ông lăn ra ngủ. Nguyên là phóng viên ảnh cho một tờ báo thể thao của Nhật, ông nay đã ngoại lục tuần, đã nghỉ hưu cách đây vài năm. Ông sống độc thân.


Khi tôi xuất bản cuốn album tranh đầu tiên của mình mang tên “The joy of imagination”, ông Osami Arikata đã chụp toàn bộ tranh để in trong quyển album. Ông đã bỏ ra vài buổi để làm việc đó, dùng 2 máy ảnh Nikon chuyên nghiệp (một máy chụp tay, một máy digital), 2 cái dù kèm đèn flash, máy đo ánh sáng v.v. Ông chụp tất cả 30 bức tranh. Mỗi bức ông chụp tới 3 kiểu. Khi chụp mỗi bức tranh, ông đo ánh sáng 5 điểm trên bề mặt (4 góc và trung tâm). Chỉ khi nào máy đo cho cùng một kết quả thì ông mới bấm máy. Từ trước tới khi đó tôi chưa hề được gặp một nhiếp ảnh gia nào chụp tranh như ông. Kết quả: Đây là quyển album mà về mặt chất lượng tranh in tôi không tìm ra bất cứ chỗ nào để chê. Ông Osami Arikata nhất định không nhận tiền công cho những bức ảnh này.


Ông Osami nói rất ít về các tác phẩm của mình. Ảnh ông khi triển lãm thường không có tên, không ghi chú. Tháng 11 năm 2006 ông Osami Arikata đã tham gia triển lãm “13 tầm nhìn từ Nhật Bản” tại Nhà Triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam 16 Ngô Quyền – Hà Nội. Triển lãm do tôi đề xuất, trưng bày tác phẩm của 8 hoạ sĩ và 5 nhiếp ảnh gia trong đó ngoài tôi, 12 người kia là người Nhật. Tại buổi họp báo trước triển lãm, khi “bị” phóng viên Việt Nam hỏi cảm tưởng, ông Osami Arikata đỏ mặt, ấp úng mãi mới nói được.


Năm 2008 một nữ giáo sư Nhật, bà Tanaka Yoko, trong chuyến đi nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long đã mời ông Osami Arikata cùng đi để chụp hình. Sau chuyến đi ông Osami Arikata mở triển lãm tại Tokyo ảnh ông chụp những biệt thự, ngôi nhà từ thời Pháp nay bỏ hoang tại đồng bằng sông Cửu Long trong chuyến đi. Tại buổi khai mạc triển lãm này ngày 19/1/2009 bà Tanaka Yoko đã tặng tôi cuốn sách tổng kết kết quả nhiều chuyến đi thực địa nghiên cứu của bà (Bà bắt đầu đi Việt Nam từ những năm 1980). Cuốn sách có nhan đề “Đồng bằng sông Cửu Long – Ký ức của thời thuộc địa Pháp” (メコンデルタフランス植民地時代の記憶), được minh hoạ bằng nhiều ảnh của ông Osami Arikata chụp các ngôi biệt thự từ thời Pháp, nhiều ngôi nhà nay hoang phế, những giáo đường, những ngôi mộ, trong đó có khu mộ gia đình người Pháp đầu tiên tới vùng này. Khu mộ nay bị chính quyền điạ phương khoá cửa. Gia đình người Việt Nam chăm sóc khu mộ này từ nhiều đời nay, phải xin phép chính quyền mới được mở khoá xích cửa cho khách vào tham quan. Cô sinh viên Việt Nam, học trò bà Takada Yoko, đi theo để phiên dịch, kể lại rằng bà Takada Yoko đã khóc khi nhìn thấy những ngôi nhà tuyệt đẹp khi xưa, mà bà đã được thấy trong những lần thăm trước, nay đã bị phá hủy, và ngôi mộ mà cửa vào bị xích. Trước chuyến đi, ông Osami Arikata đã nhờ tôi đề nghị Hội Nghệ sỹ Nhiếp Ảnh Việt Nam cấp cho một giấy giới thiệu để ông có thể tự do chụp ảnh tại đồng bằng sông Cửu Long. Việc này té ra không thừa. Đoàn 3 người của họ đã bị công an địa phương chặn mấy lần, nhưng nhờ có tờ giấy cuối cùng họ đã được tư do chụp ảnh. Cô sinh viên kể có lần họ bị bắt lôi vào công an, bị quát nạt, mà họ ngơ ngác không hiểu gì cả. Ông Osami Arikata nói ông sẽ giữ tờ giấy giới thiệu như một kỷ niệm sâu sắc. Tôi nói đùa có lẽ ông phải đem nó đi ép plastic cho khỏi nát. Còn bà Takada Yoko thì nói khi bà chết bà muốn sẽ được chết trên dòng sông Cửu Long.


Giới thiệu triển lãm “Sài Gòn/2008” của Osami Arikata, mà theo lời ông đây là triển lãm cuối cùng trong series Việt Nam của ông, tôi không hề có ý định khái quát hoá rằng tất cả người Nhật ai cũng như ông Osami Arikata, hay bà Takada Yoko. Thú thực, một mặt tôi hơi ngượng vì những người bạn Nhật tỏ ra biết nhiều và kỹ về lịch sử nước tôi, trong khi có rất nhiều điều bản thân tôi không biết. Mặt khác, tôi thầm cảm ơn họ đã mở mắt cho tôi. Tôi cũng thầm cảm ơn đời vì đã cho tôi cơ hội gặp được những người bạn tốt.

 

 

Trung Nu Hoang nói:

21/02/2010 lúc 8:02 sáng

Tờ bao viết toà nhà “National Railroad Building” là pháp trường xử các tử tội: Tạ Vinh, Lê Văn Khuyên là CHÍNH XÁC.
Theo tôi biết, trên cao của vách này, có bản tin điện tử chạy dài mà những người đón / đi xe búyt như tôi thuở đó hay ngước nhìn lên đọc bản tin.

Lê Văn Khuyên bị bắt “với chất nổ và vũ khí” trong người, gọi là “đương trường phạm pháp” nên bị đưa ra Tòa Án Mặt Trận Sàigòn xử khẩn cấp theo luật thời chiến của Miền Nam vào lúc đó, và không được phép chống án, chỉ được phép xin Tổng thống hay Quốc trưởng ân xá mà thôi (thời đó là Tướng Nguyễn Khánh, theo tài liệu cho biết ở trên đã từ chối lời yêu cầu của nhà Sư nào đó, với lý do “để làm gương cho những kẻ khủng bố”- thì xem như đương nhiên bác bỏ lời xin ân xá – nếu có – của phạm nhân rồi. Còn gì không rõ ràng hay khuất tất nữa nhỉ ??

 

 

Trần Văn Tích nói:

21/02/2010 lúc 3:21 sáng

Bản tin tiếng Đức được độc giả Khiêm chuyển sang Việt ngữ qua trung gian bản dịch tiếng Anh về đại thể không có gì khác biệt nhiều với nguyên tác.
Chỉ có ba chi tiết cần bổ chính chút đỉnh :
1)Thay vì “nhận là có đạo công giáo” thì nên hiểu là “đã xin theo đạo công giáo”;
2)Thay vì “vị lãnh tụ Phật giáo” xin hiểu là “các vị lãnh tụ Phật giáo”;
3)Thay vì “nhà độc tài” (chỉ tướng Nguyễn Khánh) xin hiểu là “người có quyền lực” (bản Anh ngữ dùng chữ strong là đã chuyển trung thực chữ stark của tiếng Đức.

 

 

Hoà Nguyễn nói:

21/02/2010 lúc 2:09 sáng

Góp ý với ông Nguyễn Đình Đăng.

Tôi thật không đọc kỹ bài viết này vì trước đó đã nghĩ là không ích lợi mấy (tôi sống ở Sài Gòn trong giai đoạn đó, nên không có nhiều tò mò về những tấm ảnh), và thấp thoáng nhận thấy (như vài người) là ảnh chụp nơi hành quyết làm khơi lại vết thương cũ về chiến tranh, ngay cả vụ hành quyết Nguyễn Văn Trỗi được giới thiệu sau đó với nhiều tư liệu, trong khi Tạ Vinh bị xử bắn ở “pháp trường cát” trước “bồn binh” Sài Gòn thì không được nhắc tới, hay không nhắc với chi tiết tỉ mỉ. Tạ Vinh bị xử bắn,được nhiều người chứng kiến và báo chí miền Nam đăng lại ảnh, vì tội đầu cơ sắt, không liên hệ gì với chiến tranh giải phóng hay chống Mỹ. Sắt không thật sự quan trọng cho kinh tế miền Nam trong giai đoạn đó, nhưng Tạ Vinh bị bắn trong chiến dịch gọi là diệt trừ gian thương của ông Nguyễn Cao Kỳ, và chuyện bắn gian thương cũng chỉ xảy ra một lần.

Nhật lúc đó là một trong những nước chống chiến tranh Việt Nam mạnh nhất, và người ta nghĩ một lý do là người Nhật chưa quên được mối hận bị Mỹ đánh bại và tàn phá đất nước họ. Nhiều người Nhật trong thời gian chiến tranh Việt – Mỹ đã đến miền Bắc để bày tỏ cảm tình (cho là cá nhân) với bên phía đang kiên cường chống lại Mỹ. Tấm ảnh chụp cảnh hành quyết nay đưa ra lại trước công chúng, tôi cho là đưọc chọn lựa với dụng ý khá rõ với nhiều người. Những ký giả Nhật thời đó đến Việt Nam chắc chắn đã chụp lại nhiều cảnh tàn khốc hơn trong chiến tranh ở miền Nam, như vụ thảm sát ở Huế Tết Mậu Thân (không nói do ai gây ra), nhưng bây giờ họ còn giữ được và thấy hứng thú trình bày trước công chúng không ? Vì cho tấm ảnh chụp pháp trường đó được chọn lựa với ý riêng, tôi nghĩ họ thiên lệch.

Thật ra, thời chiến tranh, người Nhật cũng nổi tiếng là rất tàn bạo. Tôi không nói tới vụ cưỡng hiếp ở Nam kinh, TQ, mà người Nhật bây giờ còn chối bỏ, hay vụ đói ở miền Bắc VN năm 1945 làm chết hàng triệu người mà người Nhật có thể đổ lỗi cho Pháp. Hồi nhỏ, tôi nghe kể chuyện lính Nhật chặt tay tại chỗ những ngưởi VN ăn cắp ngoài chợ, và sau này xem phim thấy nhiều cảnh lính Nhật hành hạ tù binh. Người Nhật bây giờ đã khác hay họ giữ vẻ đạo đức giả tôi thật không biết rõ, vì không có điều kiện để biết.

 

 

Đinh Từ Thức nói:

21/02/2010 lúc 12:32 sáng

Tôi xin nhận lỗi đã nhớ lầm nơi xử bắn Nguyễn Văn Trỗi.

Mong quý bạn đọc lượng tình tha thứ.

 

 

Khiêm nói:

20/02/2010 lúc 11:20 chiều

Bạn Vietnguyen,

Hoàn toàn đồng cảm với những suy nghĩ bật ra thành thơ của bạn.
Bravo!

 

 

Khiêm nói:

20/02/2010 lúc 11:15 chiều

Tôi đặc biệt chú ý đến thông tin của ông Hòa Nguyễn và mẫu tin độc giả Hưng Quốc đưa ra, cũng từ Google archive search với từ Le Van Khuyen.

“Ein katholischer Priester gab geistlichen Beistand
bei der Erschießung des vietnamesischen Studenten Le Van Khuyen, 20, am 29. Januar auf dem Zentralmarkt von Saigon. Der Student war von einem Militärgericht als Terrorist zum Tode verurteilt worden, weil er eine Handgranate und eine selbstgebastelte Bombe bei sich trug, als er in der Nähe des buddhistischen Instituts in Saigon festgenommen worden war. Vor seiner Hinrichtung trat Le Van Khuyen, der sich vor Gericht als religionslos bezeichnet hatte, zum katholischen Glauben über. Die Buddhistenführer hatten den starken Mann Südvietnams, General Nguyen Khanh, vergeblich um Aufschub der Hinrichtung gebeten. Der General, selbst ein nomineller Buddhist, wollte ein Exempel statuieren.”

http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-46169384.html

Ông Hưng Quốc có nhờ talawas dịch dùm, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy hồi đáp. Tôi dùng Google translate để dịch thử thì nhận được một bản dịch Anh ngữ không đến nỗi tệ.

“ A Catholic priest gave spiritual support
in the shooting of Vietnamese students Khuyen Van Le, 20, 29 January at the central market of Saigon. The student was convicted by a military court as a terrorist to death for a grenade and a homemade bomb had with him when he was arrested near the Buddhist Institute in Saigon. Before his execution, Le Van Khuyen, who had described himself in court as no religion was, to the Catholic faith. The Buddhist leader had the strong man of South Vietnam, General Nguyen Khanh, in vain asked for a postponement of the execution. The general, even a nominally Buddhist, wanted to make an example. “

Có thể tạm dịch [đoán] qua tiếng Việt như sau:

“Một vị linh mục ban phước trong vụ xử bắn học sinh Việt Nam tên Le Van Khuyen, 20 tuổi, ngày 29 tháng Một tại chợ Bến Thành. Học sinh này bị một tòa án quân sự kết án tử hình vì tội khủng bố vì có trong người một trái lựu đạn và một quả bom tự tạo khi anh ta bị bắt gần Viện Hóa Đạo ở Sài Gòn. Trước khi bị hành quyết, Le Van Khuyen, vốn tự mô tả trước tòa là không tôn giáo, nhận là có đạo Công giáo. Vị lãnh tụ Phật giáo đã thỉnh cầu không kết quả nhà độc tài của Nam Việt Nam, tướng Nguyễn Khánh, hoãn cuộc hành quyết lại. Ông tướng, ngay cả là một phật tử trên danh nghĩa, muốn lấy vụ này làm gương.”

Có lẽ đây là chú thích cho một tấm hình. Với sự cẩn trọng cần thiết, trong khi chờ đợi bản dịch từ talawas hoặc người biết Đức ngữ (nếu được, mong ông Trần Văn Tích giúp dùm), thông tin từ mẩu tin này, nếu đúng, cho thấy vụ xử này có lẽ phức tạp hơn là như được tường thuật qua những thông tin ngắn ngọn từ các mẫu tin khác.

Cảm ơn các độc giả tham gia trong mục này đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích. Tôi tin là chúng ta đã tiến gần hơn tới việc dựng lại một phiên bản sát sự thật hơn của sự việc một cách nhanh chóng nhờ sự chung sức của tất cả mọi người trên môi trường internet tuyệt vời này.

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

20/02/2010 lúc 8:00 chiều

Độc giả Đinh Từ Thức viết: “Chính pháp trường này cũng là nơi xử bắn Nguyễn Văn Trỗi, và Tạ Vinh.”

Theo tôi đọc được trên internet
(ví dụ tại
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Tr%E1%BB%97i )

thì Nguyễn Văn Trỗi bị hành quyết tại pháp trường trong nhà lao Chí Hoà.

NVT bị bắt ngày 9/5/1964 và bị xử bắn ngày 15/10/1964 (lúc 24 tuổi), tức hơn 5 tháng sau khi bị bắt.

(Cảnh báo: đoạn phim dưới đây quay cảnh hành hình, được giới thiệu ở đây chỉ với mục đích cung cấp tư liệu lịch sử trên tinh thần tự do thông tin. Độc giả dưới 18 tuổi hoặc thần kinh không vững xin đừng xem.)

Có thể xem đoạn phim quay cảnh hành hình Nguyễn Văn Trỗi trên Youtube
tại http://www.youtube.com/watch?v=sImLmO6HE4Y
(với bình luận bằnh tiếng Anh)

hoặc tại
http://www.youtube.com/watch?v=OEhIApxlPdw&feature=related
(với bình luận tiếng Nhật)

Quang cảnh pháp trường nơi Nguyễn Văn Trỗi bị hành quyết ngày 15/10/1964 hoàn toàn khác Toà nhà Đường Sắt Quốc Gia, nơi Le Van Khuyen bị hành quyết ngày 29/1/1965.

 

 

Lê Anh Dũng nói:

20/02/2010 lúc 7:04 chiều

Câu chuyện lan man từ “Cậu ta đã bị bắt với một trái lựu đạn giắt trong người. Cậu bị quân cảnh Sài Gòn xử bắn tại chỗ vào đêm 29/1/1965” và càng ngày càng trở nên chính xác dẫn tới việc có toà xử. Rồi chuyện lại vòng vo tới chỗ bàn bạc là kết án và xử tử liền tay như vậy có đúng qui cách không.

Từ câu hỏi trên tôi ghi nhận là đại đa số người phản hồi vô hình chung thừa nhận sự ưu việt của tư pháp và định chế của miền Nam so với miền Bắc qua cách đặt vấn đề như trên. Vì “bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột” nên mới có một lượng phản hồi đáng ngạc nhiên về vụ xử bắn này, và những bàn bạc rằng làm vậy có đúng không, tại sao lại như vậy v.v… Việc giết hàng ngàn người tại Huế vào tết Mậu thân nếu đựợc nêu ra có lẽ sẽ có ít đóng góp của những cây bút danh gía, một cách công phu như trong thread này, vì việc Cộng sản giết người như ngoé trong thời chiến, hay vấn đề người Cộng sản có xét xử hay không, nếu đặt ra sẽ bị xem là dở hơi, nhàm.

Một bông hồng nữa cho Việt Nam Cộng Hòa về sự đàng hoàng, sự văn minh của nó được biểu diễn hoành tráng qua cách nó đối xử với bà Ngô Bá Thành. Như tôi viết trong một phản hồi trước, bác sĩ Phạm văn Huyến – thân sinh của bà Ngô Bá Thành bị chính quyền miền Nam tống xuất ra Bắc qua ngã Bến Hải. Dù ông thân là Cộng sản đứt đuôi con nòng nọc, nhưng cô con gái ở lại miền Nam vẫn tung hoành chống đối chính quyền tới tận năm 1975, báo chí đăng rầm rầm, và tôi vẫn còn nhớ những tên tuổi như ni sư Huỳnh Liên, luật gia Ngô Bá Thành, Phong trào phụ nữ đòi quyền sống (mà báo chí Sàigòn chọc quê là “đòi quyền sướng”). Tôi chưa được biết về bất cứ một cư xử, đối đãi gia trọng của chính quyền miền Nam với bà Thành vì ông thân bà là Cộng sản và chính bản thân bà cũng chống chính quyền. Thể chế miền Nam và nhân sự của nó không biết suy nghĩ nhỏ mọn, thù vặt, ném đá (và cứt – chuyện này dù nhàm nhưng vẫn cần được nêu ra vì sự đê tiện, bẩn thỉu của nó) dấu tay, không ngược đãi, tạo áp lực với con nguời qua lý lịch, qua liên hệ gia đình như miền Bắc làm trong thời chiến, và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang làm với những người đối lập.

Cùng là ngưòi Việt Nam, tại sao 2 chính thể lại cư xử khác như vậy? Trả lời: chế độ Cộng sản Việt Nam biến con người ra như vậy.

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

20/02/2010 lúc 5:18 chiều

Kính thưa ông Trần Văn Tích,

Những từ như “National Railroad Buildings”, “drumhead military court” v.v. không phải là các từ do các ký giả sáng tạo ra.

1) National Railroad Buildings là tên tiếng Anh của “(Các) Toà nhà Đường Sắt Quốc gia” có từ thời Pháp. Toà nhà này còn được gọi là “Railroad Office” hay “Les Bureaux du Chemin de Fer” (Sở đường sắt hay Sở Hoả Xa. “Hoả Xa” là từ Hán – Việt của “Xe Lửa”). Toà nhà này nằm bên trái chợ Bến Thành nếu đứng quay lưng về cổng chợ nhìn ra bùng binh.

Có thể thấy hình ảnh toà nhà này trong postcard cũ tại
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=1364&d=1197992892
Trên postcard có ghi tên gọi thời Pháp của toà nhà này là L’Hôtel du Chemin de Fer (Tức “Tòa nhà Đường Sắt”)

hay tại đây
http://nguyentl.free.fr/autrefois/sud/saigon1/saigon_bureau_du_chemin_de_fer.JPG

hay tại đây
http://belleindochine.free.fr/images/Nadal/14SaigonCheminDeFer.jpg

(Độc giả bacle cũng đã trích dẫn những tấm hình này)

Toà nhà ông Osami Arikata chụp là toà nhà nói trên. Đó cũng chính là nơi Le Van Khuyen bị hành quyết cách đây 45 năm về trước mà Akimoto Keiichi đã ghi lại trong loạt ảnh của mình.

2)“Drumhead military court” (Toà án quân sự tại chỗ) là từ thông dụng trong tiếng Anh (Đôi khi còn gọi là summary military court). Từ này có xuất xứ từ chiến tranh Bán đảo khi quân đội của Napoléon chiếm Portugal (1807) và Tây Ban Nha (1808). Drumhead là cái mặt trống bằng da. Ngày xưa khi toà án binh được thiết lập vội vàng ngay tại mặt trận, không có bàn ghế gì cả, người ta dùng cái trống trận làm bàn viết, kết tội và hành quyết ngay tại chỗ. Từ đó thuật ngữ “drumhead military court” xuất hiện trong từ vựng Anh – Mỹ nhằm chỉ toà án binh xét xử vội vàng qua loa, ngay tại trận.

Minh hoạ ví dụ cho một phiên toà dùng mặt trống thay bàn như vậy có thể xem tại đây:
http://de.wikipedia.org/w/index.php?title=Datei:Jacques_callot_miseres_guerre.gif&filetimestamp=20050507143038

Trân trọng.

 

 

vietnguyen nói:

20/02/2010 lúc 4:48 chiều

Sài gòn / 1965: thời chiến / đối phương mang bom âm mưu khủng bố dân chúng / xử án bởi tòa án quân sự đặc biệt/ phóng viên các nước chụp hình thoải mái.

Sài gòn / 2010: thời bình / 4 thanh niên chỉ muốn bày tỏ chính kiến ôn hòa, tay không tấc sắt / xử án kín bởi “tòa án nhân dân” / cấm chụp hình.

Bonus: Không hiểu có ông phóng viên “vĩ đại” nào thời 1965 dám mò vào tòa án 2010 để chụp hình không nhỉ?

 

 

Trần Văn Tích nói:

20/02/2010 lúc 4:24 chiều

Tôi xem lại bản tin báo chí tiếng Anh nhan đề “Viet Cong Terrorist Executed” theo chỉ dẫn của ông Nguyễn Đình Đăng ngày 19.02.2010 lúc 5:18 chiều thì thấy viết ở đoạn gần cuối :”This was Saigon’s first public execution in years (…)”.
Nhưng theo ông Đinh Từ Thức (20.02.2010 lúc 2:20 chiều) thì cả Nguyễn Văn Trỗi lẫn Tạ Vinh đều cùng bị xử tử tại pháp trường bùng binh chợ Bến Thành.
Theo Hoàng Cơ Thụy trong Việt Sử Khảo Luận, Cuốn 6, Tập 13, trang 3313 thì Nguyễn Văn Trỗi bị xử tử hôm 15.10.1964. Nếu ông Đinh Từ Thức và ông Hoàng Cơ Thụy cùng đúng thì câu văn báo chí được tôi trích dẫn không hiểu đúng hay sai vì dường như ngày 15.10.1964 đến trước ngày 29.01.1965. Tôi dùng chữ “hình như” khi nói về một sự thực hiển nhiên thuộc lịch pháp vì càng tham khảo báo chí càng thấy nhiều dấu hỏi quá sá.

 

 

Nam Phan nói:

20/02/2010 lúc 3:27 chiều

Trích bài chủ:”…Người bị hành quyết trong ảnh là một sinh viên 20 tuổi theo VC. Cậu ta bị Quân Cảnh Sài Gòn XỬ BẮN TẠI CHỖ vào đêm 29/1/1965…” (phóng sự của báo ảnh Asahi Graph.

Phần phản hồi cuả ông NĐĐ ngày 19/02/2010 lúc 5:18 chiều:
Theo Spokeman-Review sáng thứ sáu,ngày 29/1/1965 với “tít”: VC khủng bố bị hành quyết.
Sài Gòn, Nam Việt Nam (AP), Được xe tăng và 1 tiểu đoàn quân Dù bảo vệ, đội hành quyết đã xử bắn 1 thanh niên khủng bố VC 20 tuổi tại khu chợ chính của SG một giờ trước bình minh ngày hôm nay (tức là ngày thứ 6 29/1/1965)

… Khuyên bị toà án TẠI CHỖ kết tội hôm thứ năm vì đã mang trong người 1 TRÁI LỰU ĐẠN và 1 QUẢ BOM 15 POUND gần Trung Tâm Học Viện Phật Giáo. Cậu ta bị bắt 3 ĐÊM TRƯỚC ĐÓ.

…Đây là vụ hành quyết công cộng đầu tiên tại SG kể từ nhiều năm nay và NHẰM MỤC ĐÍCH RĂN ĐE chống hoạt động khủng bố có thể xảy ra trong thành phố.

Trong phản hồingày 19/02/2010 lúc 1:46 chiều:
The Gazette(Montreal) thứ 6 29/1/1965 lấy tin cuả hãng thông tấn AP
Miami News thứ 5 ngày 10/6/1965:

“…Sáng sớm hôm sau, một sinh viên tên Le Van Khuyen bị đội hành quyết xử bắn tại khu chợ trung tâm thành phố. THÀNH PHỐ ĐANG NẰM TRONG LỆNH GIỚI NGHIÊM, và cậu ta bị bắt khi mang trong mình truyền đơn VC, HAI TRÁI MÌN, VÀ MỘT TRÁI LỰU ĐẠN.”

Tôi phải tổng kết những gì ông NĐĐ cung cấp, cả ở bài chủ lẫn những dẫn chứng trong phần phản hồi để độc giả có thể dễ dàng nhận ra những khác biệt.

Cậu bị Quân Cảnh SG bắn tại chỗ. Người đọc báo hiểu sao về chữ tại chỗ này? Có nghiã là vừa bị bắt là bị bắn ngay tại chỗ (theo báo ảnh của Nhật) hay là phải hiểu là có Toà Án”tại chỗ” (khu vực) xử? Chỉ riêng có hai cách hiểu đã đưa đến những hiểu biết và đánh giá sai lạc về VNCH!

Khi hành quyết, có xe tăng và một Tiểu Đoàn quân Dù bảo vệ cho toán hành quyết. Đây phải chăng là một nhân vật cực kỳ quan trọng nên phải mang một lực lượng ưu tú hạng nhất (lính Dù) và cả xe tăng đi bảo vệ? Điều này nói lên trình độ hiểu biết cuả người phóng viên hãng thông tấn AP vô cùng thấp nếu không muốn nói như ông Phùng Tường Vân là đưa tin với mục đích xấu. (Nếu chính quyền VNCH sợ thì sao lại đưa ra giữa chợ xử bắn mà không đem vô khám Chí Hoà, chẳng hạn)

Miami News ghi lại tin này tuơng đối chính xác, là thành phố đang trong tình trạng giới nghiêm (thực ra có thể đang ở trong tình trạng thiết quân luật hoặc ở cấp thấp hơn là tình trạng khẩn trương). Điều này giải thích tại sao có một loại toà án đặc biệt được áp dụng, Toà Án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động. (Chữ lưu động giải thích chữ “tại chỗ” mà các tay phóng viên khi dùng chữ đã nhầm lẫn). Cũng vậy khi ông NĐĐ dịch mấy từ chuyên môn Drumhead Military Tribunal là toà án binh xét xử qua loa phạm nhân ngay tại mặt trận hay tiến trình xử nhanh chóng và không theo thủ tục. Giải nghiã như vậy rất dễ hiểu lầm. Thế nào là không theo thủ tục? Thực ra nó có thủ tục riêng cuả nó, cuả loại toà án quân sự lưu động. Trong tình trạng bình thường, Quốc Gia được điều hành dưới kỷ cương cuả Hiến Pháp. Lúc có tình trạng Thiết Quân Luật, sắc lệnh cuả Quốc Trưởng hay Tổng Thống được thi hành để đối phó với tình hình. Khi Sắc Lệnh được áp dụng thì các quyền tự do cuả công dân tốt cũng bị vi phạm, huống chi một tay khủng bố VC bị bắt tại trận với vũ khí thì toà xét xử trong thời gian ngắn nhất (trong 3 ngày) và không theo thủ tục thường lệ là tất yếu, (tôi e rằng anh ta không những không có cơ hội xin ân xá mà ngay như luật sư biện hộ cũng chưa chắc có hay có cũng chỉ là hình thức).

Đúng như ông Hoà Nguyễn cho biết về tình hình rối ren lúc đó, một mặt sinh viên, học sinh , lực lượng Phật Giáo biểu tình chống chính quyền, một mặt VC trà trộn khủng bố thì biện pháp của chính quyền là làm mọi cách để ổn định tình hình. Toà án đặc biệt với những bản án tử hình là không thể tránh được. Những bản tin không chính xác, mập mờ một phần vì phóng viên “dốt”. “Dốt” ở đây chỉ có nghiã là họ chưa biết về loại tòa án này ở xứ họ. Cũng có nghiã là họ không đủ “chuyên môn” để hiểu. Trong làng báo chí VNCH lúc đó có rất nhiều loại phóng viên, từ thể thao, kịch trường, tòa án…Có những phóng viên đặc trách về chính trị theo dõi các hoạt động cuả phủ Tổng Thống hay Quốc Hội như cuả các đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Trong khi đó vì xa xôi, các cơ quan thông tấn ngoại quốc không có đủ phóng viên, nên chỉ đủ đáp ứng nhu cầu về chính sự và chiến cuộc nên có sơ sót cũng có thể giải thích được. Nếu không chỉ còn hai giải đáp,một là do thành kiến xấu hai là chỉ cần có tin vì biết rằng những loại tin như vậy, độc giả ở nước họ cũng chả mặn mà gì.

Ngay như những vị có chuyên môn toà án cũng có nhầm lẫn khi cho rằng Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp có nhiệm vụ hành quyết tử tội. Không, họ chỉ có nhiệm vụ điều tra rồi trình toà những vi phạm về quân luật hay những vụ có dính đến quân nhân… Sở dĩ có trường hợp QC xử bắn phạm nhân trong trường hợp này là vì thường thì có một tiểu đội QC biệt phái cho toà Quân Sự để giải giao phạm nhân, giữ gìn trật tự phiên tòa và đôi khi theo lệnh trên để hành quyết phạm nhân. Bình thường QC không có nhiệm vụ này.

 

 

Trần Văn Tích nói:

20/02/2010 lúc 3:18 chiều

Kính thưa ông Nguyễn Đình Đăng,
Trên talawas này và thuộc các phản hồi liên quan đến bài chủ của ông, ông Phùng Tường Vân đã bày tỏ lòng kính trọng đối với ông. Tôi cũng xin được chia sẻ lòng ngưỡng mộ đó trước khi thỉnh cầu ông cho phép trình bày suy tư của tôi về các tấm ảnh của hai nhiếp ảnh gia Nhật Bản.
Theo tôi hiểu thì người chụp tấm ảnh hành quyết Le Van Khuyen là ông Akimoto Keichi đã từ trần. Người trình bày triển lãm tranh ảnh về Sàigòn 2008 là ông Osami Arikata, hiện còn sinh tiền và là bằng hữu của ông. Ông Osami đã dựa vào tuần báo ảnh Asahi Graph để kết luận rằng bức tường công ốc ông ấy chụp năm 2008 cũng chính là bức tường vị tiền nhiệm quá cố của ông đã chụp năm 1965. Kính thưa ông, có phải vậy không ạ? Nếu phải vậy thì tôi có được phép thử nêu giả thuyết là chưa chắc bức tường 2008 cũng chính là bức tường 1965 không ạ? Hay ít nhất, nếu không được phép nêu nghi vấn thì tôi có thể bày tỏ chút lòng băn khoăn không ạ? Vì hai lần chụp ảnh do hai cá nhân – đúng ra là hai ngoại nhân – khác nhau và “băng nhân” để nhị vị liên hội đến cùng một bức tường là một trang tuần báo, không phải một con người bằng xương bằng thịt.
Tôi cũng xin phép được trình bày cùng ông chút ngạc nhiên của tôi khi nhìn các tấm hình mà phẩm chất nghệ thuật hiển nhiên đến độ một kẻ
“ngoại đạo” như tôi cũng nhận thấy được. Chút ngạc nhiên đó là : bức tường thuộc vào một công ốc nằm ngay trung tâm Sàigòn – nhờ các thông tin mới trên talawas tôi nghĩ đó là một bức tường nằm cạnh nhà thương Đô Thành – mà sao lại vắng người qua lại quá vậy? Nhất là năm 2008, tôi nghe kể và được đọc là Sàigòn người đông nghìn nghịt? Tôi cố gắng nhưng thấy khó hình dung lề đường một đại lộ huyết mạch của thủ đô miền Nam xưa mà lại chỉ có một ông tây ba-lô hay một thanh niên xì-ke.
Hầu chuyện ông hôm nay, tôi vốn đã thắc mắc vì những chi tiết thuộc các tường thuật của báo chí vào thời điểm xử tử Le Van Khuyen nên nhìn hình ảnh nghệ thuật, quá trình tự thân khi tiếp thu công trình thẩm mỹ tự dưng dù chẳng muốn cũng lung lay phần nào, rất mong ông vui lòng hiểu cho.
Kính thư,
Trần Văn Tích

 

 

Phùng Tường Vân nói:

20/02/2010 lúc 2:32 chiều

bacle nói:
20/02/2010 lúc 5:38 sáng
“Tôi vào google map lấy không ảnh của bồn binh chợ Bến Thành ra đăng lại cho các bác coi nè. Căn cứ theo bác Phùng Tường Vân thì có lẽ đó là ngôi nhà có mũi tên đỏ chỉ tới chăng ?

Y chang, toàn bộ !Nhớ Sàigòn lắm thay!
Cảm ơn ông.

 

 

Đinh Từ Thức nói:

20/02/2010 lúc 2:20 chiều

Ngoài những đóng góp từ các phản hồi của quý vị khác, xin thêm một số sự việc liên hệ xa gần tới vụ hành quyết sáng 29 tháng 1, 1965.

Pháp trường cát chỉ mới được thành lập trước bức tường của Sở Hỏa Xa, nhìn sang bùng bênh trước chợ Bến Thành vào thời gian này, trước đó không có. Chính pháp trường này cũng là nơi xử bắn Nguyễn Văn Trỗi, và Tạ Vinh. Tuy đã có bao cát che chắn, nhưng nếu tường có vết đạn, cũng là điều có thể hiểu được. Đội hành quyết gồm nhiều người, có nhiệm vụ bắn trúng mục tiêu. Nhưng giả tỷ có một vài người, vì lý do nào đó, không muốn bắn trúng, thì đạn ra ngoài, vào tường.

Thời đó, ngoài những cuộc biểu tình, còn mấy sự kiện quan trọng:

Vào hồi 5:45 chiều 24 tháng 12, trước Lễ Giáng Sinh 1964, hai cán bộ Việt Cộng (một người là Nguyễn Thanh Xuân sau này đã bình tĩnh kể lại rõ nội vụ cho Stanley Karnow trong cuộc phỏng vấn tại Sàigòn ngăm 1981) đặt chất nổ tại Khách Sạn Brinks, nơi trú ngụ của các sĩ quan Mỹ, ngay bên hông Nhà hát lớn, giữa trung tâm Sàigòn, giết 8 người Mỹ, và 126 bị thương. Đại Sứ Taylor yêu cầu ném bom Bắc Việt để trả đũa, nhưng Washington không chịu.

Một tháng sau Lê Văn Khuyên bị bắt. Theo tin AP, Khuyên bị bắt ngày thứ Ba (26-1) trong khi mang một trái lựu đạn, và 15 pounds chất nổ. Bị tòa án mặt trận xử vào ngày thứ Năm (28-1) về tội khủng bố, và bị xử bắn vào sáng thứ Sáu (29-1). Vẫn theo tin báo chí, một tiểu đoàn Nhẩy dù không phải chỉ canh nơi xử bắn, mà canh suốt con đường chở tử tội từ Chí Hòa tới pháp trường.

Mẩu tin trên báo Ocala Star-Banner (Florida) Jan. 29, 1965, còn đề cập cả về vấn đề tôn giáo, nói về tử tội rằng “He was a student of the Catholic Hung Dao School, but police said he told them he had no religion” (Anh ta là một học sinh trường Công Giáo Hưng Đạo, nhưng cảnh sát nói anh ta nói với họ rằng anh không có tôn giáo). Chi tiết này rất đáng chú ý, vì giữa lúc có sự căng thẳng tôn giáo, mà một học sinh Công giáo bị bắt với chất nổ gần cơ sở Phật giáo, là điều quan trọng. Nhưng Hưng Đạo là một trường Trung học tư thục không có màu sắc tôn giáo, tuy do một linh mục làm giám đốc, nhưng hiệu trưởng là một giáo chức rất sùng Phật giáo.

Một tuần sau vụ xử LVK, đêm mùng 6 rạng mùng 7 tháng 2, 1965, vào lúc 2 giờ sáng, Cộng sản tấn công Trại Holloway của Mỹ ở Pleiku, giết 8 quân nhân Mỹ, hơn 100 bị thương, và 10 máy bay bị phá hủy. Đài phát thanh Cộng sản nói vụ này để trả đũa những vụ giết người như LVK.

Vụ tấn công Pleiku xảy ra đúng lúc McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Johnson đang viếng Sàigòn, và tân Thủ tướng Liên Xô Kosygin viếng Hà Nội.

Bundy gọi điện thoại về Washington yêu cầu oanh tạc Bắc Việt để trả đũa. Không bao lâu sau, không lực Mỹ bắt đầu oanh tạc gần Đồng Hới. Phía bên kia, sau khi Kosygin trở về, thay vì hối thúc Hà Nội tìm giải pháp tại bàn hội nghị, Liên Xô bắt đầu gửi tới Hải Phòng đủ loại võ khí phòng không tối tân.

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

20/02/2010 lúc 1:06 chiều

@ Hoà Nguyễn:
—————————–

Người chụp những tấm ảnh vụ hành quyết năm 1965 là Akimoto Keiichi (秋元啓) (1930 – 1979) – một trong những nhiếp ảnh gia được Nhật Bản xếp vào
hàng “greatest” (vĩ đại nhất) của Nhật trong thế kỷ XX.

Asahi Graph 10/3/1965 là chuyên san ảnh đã công bố các bức ảnh nói trên của Akimoto Keichi. Đây là một trong hai chuyên san phóng sự ảnh của Asahi Shimbun – tờ nhật báo lớn thứ 2 trên toàn thế giới (Xem http://www.wan-press.org/article2825.html ).

Còn Osami Arikata (長見有方) là người hậu sinh, hiện còn sống, người chụp những bức ảnh bày tại triển lãm “Sài Gòn / 2008″ của ông tháng Giêng vừa qua mà bài viết của tôi giới thiệu.

Ông Osami Arikata chỉ bày 22 bức ảnh của ông chụp (năm 2008). Không hề có một chú thích hay title duới bất kỳ bức ảnh nào. Tất cả chỉ có hình ảnh mà thôi (Trong bài viết của tôi, tôi ghi dưới 5 bức ảnh của ông Osami Arikata một cái tên giống nhau: “Osami Arikata, Sài Gòn / 2008″
- tên của triển lãm, nhằm phân biệt chúng với 2 bức ảnh cuối cùng của Arimoto Keiichi). Còn cuốn Asahi Graph 10/3/1965 nói trên thì ông Osami Arikata để trên bàn, cạnh quyển sổ ký tên khách đến xem. Ai tò mò muốn xem mở ra xem thì lúc đó mới biết bức tường trong ảnh của ông Osami Arikata có câu chuyện ẩn phía sau. Ông không được phép chụp lại ảnh năm 1965 của Arimoto Keiichi để treo lên tường phòng triển lãm, ngay cả nếu ông muốn, vì làm như vậy sẽ vi phạm bản quyền.

Japan Times ngày 3/7/2009, trong bài “A freedom that fostered richness” của Alice Gordenker viết về triến lãm ảnh phóng sự của các nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất Nhật Bản trong thế kỷ XX tổ chức tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Trung ương ở Tokyo (Tokyo Metropolitan Museum of Photography), có in lại rất rõ nét tấm hình Akimoto Keiichi chụp Le Van Khuyen trước khi bị bắn và bình luận về loạt ảnh phóng sự này.
(Xem tại http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/fa20090703a2.html )

 

 

Lê Thượng nói:

20/02/2010 lúc 9:36 sáng

Thấy vậy nhưng chưa hẳn là vậy. Tuy nhiên một điều chắc chắn là anh Le van Khuyen và những người xử án đều là cùng người Việt.

 

 

Hưng Quốc nói:

20/02/2010 lúc 9:26 sáng

Ông Trần Văn Tích,
“Bạn Hưng Quốc cho rằng bảo giới báo chí không thành thạo danh từ kỹ thuật luật học tiếng Việt để chuyển chính xác sang Anh ngữ là khinh thường họ thì tôi không đồng ý.”

Theo ông, các phóng viên báo đưa tin thì phải dùng từ thế nào, chẳng lẽ bất cứ vấn đề gì thuộc về “chuyên môn” cũng phải sử dụng riêng một bộ từ mới cho “dân dã” hơn chăng? Ví dụ: Ông mang đưa ra từ “impérialisme intellectuel” (hẳn để dọa tôi chăng) tôi không biết từ này, cũng không biết ông dịch gượng hay chuẩn, nhưng tôi có thể hiểu là có từ đó, và từ đó không phải dành riêng cho những người “có chuyên môn” sử dụng. Và nếu tôi có quan tâm thì tôi tự tìm hiểu chứ không thể đòi hỏi người ta tìm một từ khác cho tôi.

Thưa ông, người ta dốt ngay cả trong lãnh vực của mình chứ đâu cần phải sang ngành khác mới bị chê dốt? Nhưng nếu nói phóng viên (nước ngoài) : “Những từ ngữ tiếng Anh, nhất là những tĩnh từ họ sử dụng trong tường thuật phiên tòa vốn không phải là những từ vựng chuyên môn về pháp lý phải giải thích.” là sự khẳng định chủ quan.

“national railroad building” theo ông là một từ “chuyên môn” về gì? Luật học? Trong phản hồi vừa rồi tôi đâu có phàn nàn về cụm danh từ này!? Còn vị trí của nó thì quan trọng gì, người cần đến nó thì biết, còn không thì thôi. Những tấm hình của ông Osami Arikata cũng chỉ mượn cái tòa nhà (vị trí) để nói lên lịch sử của con người, chứ bản thân cái tòa nhà không hẳn có giá trị. Người xem tranh của Osami cũng không cần quan tâm đến nó.

Tôi thật không hiểu: “Gọi tên một công ốc cỡ bự nằm chình ình ngay tại trung tâm Sàigòn theo kiểu đó thì dùng các thuật ngữ luật học không chính xác là chuyện chẳng thể xảy ra hay sao?”

“Gọi tên một công ốc cỡ bự” thì liên quan gì đến “dùng các thuật ngữ luật học”? Xin ông bỏ bớt những từ hoa hòe hoa sói không cần thiết như “cỡ bự nằm chình ình ngay tại trung tâm Sàigòn theo kiểu đó”, bản thân câu này tôi đã thấy rối lắm rồi ạ.

“Bạn thắc mắc muốn biết báo chí nào chí công vô tư và đáng tin.”
Vâng, tôi hiểu, không có loại báo nào mà lại không có tí màu mè thiên hướng, thế người ta mới chia loại cho báo chứ. Nhưng nếu gom hết tất cả các nguồn tin vào một giỏ “thành kiến và thù nghịch” “không có một mảy may đáng tin cậy nào cả” thì nghe có chối quá chăng? Nói thế liệu có khác Đảng quy chụp cho các báo chí hải ngoại không?

 

 

bacle nói:

20/02/2010 lúc 5:38 sáng

Tôi vào google map lấy không ảnh của bồn binh chợ Bến Thành ra đăng lại cho các bác coi nè. Căn cứ theo bác Phùng Tường Vân thì có lẽ đó là ngôi nhà có mũi tên đỏ chỉ tới chăng?
http://www.viethoc.com/test/site.jpg
&
http://www.twip.org/photo/southeast-asia/vietnam/photo-9015-10-12-06-03-24-43.jpg
&
Và đó đúng là “Sở Hỏa xa Nam Kỳ”:
http://i171.photobucket.com/albums/u298/ngoanngoan/SG%20xa%20xua/SoHoaXa1926.jpg
&
http://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?s=ed6bf6d0a1b08d7afac05be5494b3249&attachmentid=1364&d=1197992892

 

 

Phùng Tường Vân nói:

20/02/2010 lúc 4:57 sáng

Về nghệ thuật của những bức hình đen trắng ấy.

Tôi không có chút kiến thức nào về nhiếp ảnh nghệ thuật, nhưng lần đầu tiên thấy nó xuất hiện
ở đây, tôi chỉ nói về 3 ảnh đầu thôi (1,2 và 3) do ông Nguyễn Đình Đăng sưu tập và cho post lại, tôi nghĩ ngoài những message nào mà nó định chuyển tải xin tạm gác ra ngoài thì phải nhận là nó là những tấm hình, rất có hồn, gây xúc động, so sánh có thể là không hoàn toàn chính xác và hơi khuếch đại, nhưng quả là nó cho tôi một cảm giác hao hao như lần đầu tiên được xem bức danh họa “Nỗi u hoài và sự bí ẩn của một góc phố”, tôi quên tên họa sĩ cũng như tên nguyên thuỷ của bức tranh, mong được ông Nguyễn Đình Đăng nhắc cho. Xin đa tạ.

 

 

Hoà Nguyễn nói:

20/02/2010 lúc 2:52 sáng

Theo Spokeman-Review, sinh viên Le Van Khuyen bị hành quyết sáng thứ Sáu, ngày 29/1/1965, và ” nhằm mục đích răn đe chống hoạt động khủng bố có thể xảy ra trong thành phố.” (trích nguyên văn bản dịch bài báo của ông Nguyễn Đình Đăng).

Lúc đó, Sài gòn ở trong tình trạng cực kỳ “hỗn loạn”, chưa từng thấy. Ngày 20-1, Phật tử viện Hoá Đạo kéo đến toà đại sứ Mỹ biểu tình với biểu ngữ “Hãy để cho dân tộc Việt Nam tự quyết”. Ngày 23-1, thủ tướng Trần Văn Hương lên án “lũ lưu manh đầu trọc mặc sắc phục tăng ní…”, và cho cuộc tranh đấu ngoài đường phố Sài Gòn của Phật từ và sinh viên, học sinh là “làm trò khỉ”. Cùng ngày một đại tá cho phép lính đánh nhiều nữ sinh biểu tình trước viện Hoá Đạo, mỗi người ba roi. Đêm 23-1, tại Huế, một đoàn biểu tình kéo tới phòng Thông tin Hoa kỳ ném đá rồi đốt cháy thư viện Mỹ với 5000 cuốn sách. Phó lãnh sự Mỹ tới chữa cháy bị ném đá. Sinh viên Huế đặt các chướng ngại vật chặn lối vào lớp học để buộc bãi khóa. Ngày 28-1, Thủ tướng Trần Văn Hương bị quân đội đem đi cô lập ở Vũng Tàu, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh được cử làm quyền thủ tướng. Rõ là Sài Gòn và Huế ở vào tình trạng như vô chính phủ, quyền lực thật sự không biết trong tay ai.

Trong cái bối cảnh như thế, VC cho sinh viên LVK (ngày 26-1 ?) mang bom và lựu đạn đến gần viện Hoá Đạo để phá hoại thêm, quả là một tính toán rất khôn ngoan hay có thể thâm độc. Bom có lẽ sẽ dùng để giết chết nhiều người trong đám đông biểu tình (vô tội hay ngây thơ) để gây tiếng vang hầu kích đông dư luận chống chính phủ Sài Gòn ở trong nước và trên thế giới, như vụ nổ tại đài phát thanh Huế trong đêm Phật Đản năm 1963. Ông Osami Arikata đến SG như một ký già (hay du khách) ngoại quốc chắc chắn không thấu hiểu được nỗi lo sợ lớn của người miền Nam lúc đó, và đã có cái nhìn thiên lệch khi chụp, ghi chú, phổ biến tấm ảnh nơi hành quyết, dù cho ông làm theo lương tâm của mình. Toà án Mật Trận (hay toà án quân sự) xét xử và hành quyết nhanh chóng là do quân đội quyết định làm, nhằm đối phó khẩn cấp tình hình đó (nhưng thật sự không biết do ai chỉ thị, chắc không phải do ông NX Oánh và không rõ tướng tá nào quyết định trong tình trạng mù mờ như thế). Tiếp theo, về chính trị mãi đến 16-2 mới có chính phủ Phan Huy Quát, nhưng ngày 19-2 tướng Lâm Văn Phàt và đại tá Phạm Ngọc Thảo làm đảo chính (không thành), và ngày 25-2 tướng Nguyễn Khánh bị quân đội buộc rời khỏi Việt Nam .

 

 

Trần Văn Tích nói:

20/02/2010 lúc 2:16 sáng

Bạn Hưng Quốc cho rằng bảo giới báo chí không thành thạo danh từ kỹ thuật luật học tiếng Việt để chuyển chính xác sang Anh ngữ là khinh thường họ thì tôi không đồng ý. Tôi rất kém về computer, ai bảo tôi dốt về từ vựng chuyên môn ngành máy điện toán thì tôi chẳng cảm thấy bị xúc phạm chút nào cả. Không biết bạn Hưng Quốc có cách gì để hỏi những người Việt sinh sống tại Sàigòn ít lâu trước hay sau ngày 29.01.1965 và biết tiếng Anh coi họ có biết cái “national railroad building” toạ lạc tại đâu không? Chứ nếu bạn hỏi tôi thì tôi đành chịu. Tôi chỉ biết đoán mò là nhà ga xe lửa Sàigòn mà tên trong tiếng Anh thì dường như không phải là “national railroad building”. Gọi tên một công ốc cỡ bự nằm chình ình ngay tại trung tâm Sàigòn theo kiểu đó thì dùng các thuật ngữ luật học không chính xác là chuyện chẳng thể xảy ra hay sao? Hay trái lại, nó bắt buộc phải xảy ra?
Bạn thắc mắc muốn biết báo chí nào chí công vô tư và đáng tin. Chẳng biết ông Phùng Tường Vân sẽ trả lời bạn ra sao chứ tôi thì xin trả lời bạn là : tôi không biết. Nhưng tôi biết và biết chắc chắn rằng báo chí ngoại quốc loan tin về cuộc chiến Việt Nam vừa qua rất nhiều khi không “chí công vô tư”. Đến nỗi đã có khái niệm “impérialisme intellectuel”, tạm dịch gượng gạo là “chủ nghĩa đế quốc trí thức”.
Nếu bạn yêu cầu tôi cung cấp chứng cớ về cái impérialisme này thì tôi xin bạn vui lòng thông cảm, tôi không thể có can đảm và thì giờ đi cung cấp chứng cớ rằng Hànội ở phía bắc còn Sàigòn ở phía nam nước ta.

 

 

Phùng Tường Vân nói:

20/02/2010 lúc 1:13 sáng

Tôn Văn nói:
… “Vậy cái sự “Cao Biền dậy non“ và “Sự can thiệp của chủ nghĩa cộng sản trên số phần của dân tộc ta” có phải do căn cơ (đáng lo nghĩ) của tộc Việt chăng?

Vẫn nghĩ đến những suy tưởng “mở rộng” của bác nhưng thật cũng chẳng biết phải nói sao. Thôi nhân cũng vẫn còn trong những ngày Xuân thủ, mà những bước chân của Ông Ba Mươi ngay trong vườn tạp PH này sao thấy có chút gì giận dữ đó đây, nên xin được phép nối thêm một tiểu đoạn vào mấy vần hôm trước để tặng Bác, tự cảnh và trình quần hào thưởng giám cho :

Đến được cùng nhau chẳng dễ đâu
Ngày đêm chúng phá dạ Xuân sầu
Nào câu tâm lự, lời tâm huyết
Mong mãi cùng nhau được đổi trao.

Mong mãi cùng nhau được đổi trao
Lời thương lời giận cũng không sao
“Nước non ngàn dậm bèo mây hỡi”
Gió dục, mây vần sẽ gặp nhau.
Thân kính

 

 

Phùng Tường Vân nói:

19/02/2010 lúc 11:39 chiều

Thưa ông Trần Văn Tích,

Xin trao đổi cùng ông chút còn nhớ về Sàigòn thôi ạ: Toà nhà ấy nằm ngay đường Hàm Nghi và giao với đường tròn quanh vườn hoa trước mặt Cửa Đông Chợ Bến Thành (công viên Quách Thị Trang), nối với đầu đường Lê Lợi, ở phía tay mặt của nó, cách một con đường nhỏ là Bệnh Viện Hui Bon Hoa hay Bệnh Viện Chú Hỏa, “pháp-trường-cát” dựng ngay tại sườn ấy; nguyên thủy thời thuộc Pháp nó là Trụ Sở Của Nha Hỏa Xa, trong chiến tranh hoạt động đường sắt bị thu hẹp nên khi ngành Giao thông tách khỏi Bộ Công Chánh thì nó thành trụ sở của Bộ Giao Thông Vận Tải, building này lớn hơn Nhà Ga Trên Đường Phạm Ngũ Lão (nay không còn nữa) nhiều ạ.

 

 

Hưng Quốc nói:

19/02/2010 lúc 10:53 chiều

Có một tin nữa, nhưng bằng tiếng Đức. talawas dịch hộ thì tốt quá. Cảm ơn nhiều:

Ein katholischer Priester gab geistlichen Beistand

Ein katholischer Priester gab geistlichen Beistand
bei der Erschießung des vietnamesischen Studenten Le Van Khuyen, 20, am 29. Januar auf dem Zentralmarkt von Saigon. Der Student war von einem Militärgericht als Terrorist zum Tode verurteilt worden, weil er eine Handgranate und eine selbstgebastelte Bombe bei sich trug, als er in der Nähe des buddhistischen Instituts in Saigon festgenommen worden war. Vor seiner Hinrichtung trat Le Van Khuyen, der sich vor Gericht als religionslos bezeichnet hatte, zum katholischen Glauben über. Die Buddhistenführer hatten den starken Mann Südvietnams, General Nguyen Khanh, vergeblich um Aufschub der Hinrichtung gebeten. Der General, selbst ein nomineller Buddhist, wollte ein Exempel statuieren.

http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-46169384.html

 

 

Hưng Quốc nói:

19/02/2010 lúc 9:55 chiều

Bác Phùng Tường Vân nói thế nào ấy chứ. Những từ mà các nhà báo dùng nếu: “không phải là những từ vựng chuyên môn về pháp lý phải giải thích” thì họ dùng từ dân sự chăng, sao bác coi thường cánh nhà báo thế? Những từ “chuyên môn” đâu có phải để dành riêng tòa án? Nếu thế thì báo chí phải mất công “dịch từ chuyên môn” cho bàn dân thiên hạ hiểu chăng?

“chẳng cần phải WIKI cho định nghĩa, chẳng có gì sai” gì mà bác hờn thế? Từ “không chuyên môn” mà “chẳng có gì sai” thì tốt quá chứ còn gì. Câu này của bác làm mất đi hình ảnh một bậc trưởng thượng cốt cách đi rồi.

“tường thuật của họ đầy thành kiến và thù nghịch” và “không có một mảy may đáng tin cậy nào cả và cũng chẳng đáng bình luận thêm” theo bác phóng viên nước ngoài thì “thành kiến” với “thù nghịch” gì với cái xứ An Nam mít con con? (Nếu Khuyen được xét xử theo đúng thủ tục thì chắc chắn vụ xét xử này mang tầm cỡ quốc tế và sex có rất nhiều tin bài, còn thì thời chiến nhá nhem, “Saigon: City of death fear and ping-pong” thì người bị xử như Khuyen những tưởng không có gì mà phải xôn xao, vài dòng tin thế là đủ?)

Theo bác thì báo nào chí công vô tư và đáng tin? Từ “thành kiến” này chưa biết có nên đặt cho tờ báo nào trong lưu trữ của Google mà ông Đăng đưa ra không nhưng có lẽ hợp với chính bác.

 

 

Trần Văn Tích nói:

19/02/2010 lúc 9:42 chiều

Căn cứ vào tên gọi “Toà nhà Đường sắt Quốc gia” (tên gọi chắc chắn do chư vị phóng viên ngoại quốc sáng tạo ra), tôi đoán bức tường nhà được ông Osami Arikata chụp đi chụp lại nhiều lần là tường nhà ga xe lửa Sàigòn, ở đường Phạm Ngũ Lão (tôi ghi theo trí nhớ và gọi theo tên cũ, vì từ 1984 đến nay tôi sống xa Sàigòn). Trên bức tường đó vẫn còn hằn những lỗ đạn có lẽ vì tường nhà ga Sàigòn xây cất từ thời Pháp thuộc bằng vật liệu rất chắc chắn. Nó màu đỏ sậm. Tuy nhiên tôi có đôi điều thắc mắc như sau:

1) Tại sao quân cảnh phụ trách hành quyết tội nhân lại bắn lung tung lên tường nhà như vậy? Dầu sao đó cũng là một công ốc thuộc tài sản quốc gia cơ mà;

2) Tại sao lại có cả một tiểu đoàn lính dù để bảo vệ kèm theo xe tăng khi mà vụ xử bắn được tiến hành giữa thủ đô Sàigòn vào lúc rạng sáng ngay sau giờ giới nghiêm và không có rầm rộ báo trước?

3) Năm 1965, Tạ Vinh bị xử bắn tại pháp trường cát vì tội lũng đoạn thị trường. Pháp trường này được xây dựng ngay trung tâm bùng binh chợ Bến Thành. Địa diểm này hợp lý, trong khi địa điểm bức tường nhà ga Sàigòn có vẻ kỳ kỳ làm sao, đối với tôi.

 

 

Phùng Tường Vân nói:

19/02/2010 lúc 7:55 chiều

Thưa ông Nguyễn Đình Đăng,

Trong những trao đổi ngắn ngủi giữa chúng ta và chỉ trên trên “khoảng” chật hẹp “Phản Hồi” chắc ông cũng đã rõ tôi rất quý trọng một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài và có lòng như ông mà tôi cho là một hiện tượng hiếm quý. Về lời yêu cầu của ông, xin phép để thưa lại như sau:

1/Tôi có những người quen có tham dự vào vụ án này ở khâu xét xử, những điều tôi biết là do nguồn ấy và cũng chỉ được phép nói đến thế thôi ạ, mong được ông cùng các độc giả khác miễn trách cho.

2/Thủ tục ân xá của Tòa (Mặt Trận) là như thế này ạ: Ngay sau khi bản án đã thành nhất định (nghĩa là không còn một thủ tục pháp lý nào khác có thể làm thay đổi quyết định của Toà) thì Luật Sư của bị can có quyền nạp đơn xin ân xá lên vị nguyên thủ nhà nước, nếu đơn xin ân xá bị bác bỏ thì Tòa Án đã xử đương vụ chỉ cần ra một án lệnh thi hành chứ không có thủ tục nào khác nữa.

3/Chi tiết bị can chỉ bị bắt 3 đêm trước khi bị thụ hình, cũng là hoàn toàn không chính xác, điều này thì những chuyên viên về thẩm tra, khai thác… biết rất rõ, các “nhà báo” không hiểu hoặc cố tình không hiểu điều đó thiết tưởng là chuyện cũng dễ hiểu thôi ạ.

Trân trọng,

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

19/02/2010 lúc 7:01 chiều

Thưa ông Phùng Tường Vân,

Với tất cả sự kính trọng, tôi nghĩ nếu ông tìm được nguồn độc lập chứng tỏ rằng: 1) LVK “có xin ân xá, nhưng đơn xin ân xá bị bác”, 2) cuộc hành quyết nọ đã xảy ra “sau khi đơn ân xá (cuả LVK) bị bác”, và công bố cho độc giả biết thì điều này sẽ khiến khẳng định của ông mang sức thuyết phục hơn.

Hiện tại, các tin trên các báo đăng tải vào thời gian đó là tất cả những gì chúng ta được biết như các các nguồn tin độc lập, tuy rằng giữa các tin từ các báo khác nhau cũng có độ chênh nhất định, tuy không đáng kể, như tôi đã viết trong một comment trước.

Tôi tự hỏi: “Nếu LVK bị bắt trước đó 3 đêm, thì khoảng thời gian ngắn ngủi đó liệu có đủ cho một lần sơ thẩm, một lần nộp đơn xin ân xá, và một lần thụ lý đơn, mở phiên toà phúc thẩm để bác đơn kháng án không?”

Trân trọng.

 

 

Phùng Tường Vân nói:

19/02/2010 lúc 6:18 chiều

Tường Thuật Báo Chí.
Những từ ngữ tiếng Anh, nhất là những tĩnh từ họ sử dụng trong tường thuật phiên tòa vốn không phải là những từ vựng chuyên môn về pháp lý phải giải thích, chẳng cần phải WIKI cho định nghĩa, chẳng có gì sai; nhưng tường thuật của họ đầy thành kiến và thù nghịch, thiết tưởng cũng không cần phải là “chuyên gia về luật” cũng hiểu là không có một mảy may đáng tin cậy nào cả và cũng chẳng đáng bình luận thêm.

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

19/02/2010 lúc 5:18 chiều

The Spokeman-Review, sáng thứ Sáu, ngày 29/1/1965
(Xem
http://news.google.com/newspapers?nid=1314&dat=19650129&id=jDoRAAAAIBAJ&sjid=3OgDAAAAIBAJ&pg=4772,3623908 )

(Dịch)
Việt Cộng khủng bố bị hành quyết
—————————-
SÀI GÒN, Nam Việt Nam (AP) – Được xe tăng và một tiểu đoàn quân dù bảo vệ, đội hành quyết đã xử bắn một thanh niên khủng bố Việt Cộng 20 tuổi tại khu chợ chính của Sài Gòn một giờ trước bình minh ngày hôm nay (tức là ngày thứ Sáu 29/1/1965. ND).

Đèn flash của các ký giả nháy trong khi sinh viên Le Van Khuyen bị bịt mắt, đứng trước các bao cát chất đống trước TOÀ NHÀ ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, và bị hành quyết.

Tàng trữ lựu đạn
———————–
Khu chợ, thường là một trong những khu vực đông đúc nhất Sài Gòn về ban ngày, hầu như vắng tanh vào buổi sớm. Vài trăm người tụ tập gần hàng rào cảnh sát vây quanh khu xử bắn, nhưng tỏ vẻ ít quan tâm.

Khuyen bị toà án binh tại chỗ (xem chú thích ND bên dưới) kết tội hôm Thứ Năm vì đã mang trong người một trái lựu đạn và một quả bom nặng 15 pound gần trung tâm học viện Phật giáo. CẬU TA BỊ BẮT 3 ĐÊM TRƯỚC ĐÓ.

Đây là vụ hành quyết công cộng đầu tiên tại Sài Gòn kể từ nhiều năm nay, và nhằm mục đích răn đe chống hoạt động khủng bố có thể xảy ra trong thành phố.

(Hết dịch)

Chú thích của ND:
————–
Nguyên văn tiếng Anh:

“Khuyen was convicted by a DRUMHEAD military tribunal Thursday …”

DRUMHEAD ở đây có nghĩa là “performed speedily and without formality” tức “tiến hàng nhanh chóng và không tuân theo thủ tục.”
(Xem http://www.thefreedictionary.com/drumhead)

DRUMHEAD MILITARY TRIBUNAL: a summary court-martial that tries offenses on the battlefield
(Xem http://www.merriam-webster.com/dictionary/drumhead)

= Toà án binh xét xử qua loa (tạm dịch cụm từ summary judgement.
Xem định nghĩa wiki bên dưới) phạm nhân ngay tại trận.

Theo định nghĩa wiki, trong luật, “summary judgement” là kết án bởi toà án mà KHÔNG CÓ XÉT XỬ ĐẦY ĐỦ.
(Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Summary_judgment )

Mong các chuyên gia về luặt kiểm chứng giúp xem định nghĩa như vậy của wiki có đúng không.

 

 

Phùng Tường Vân nói:

19/02/2010 lúc 2:18 chiều

@Nguyễn Đình Đăng
Xin cảm ơn ông đã cung cấp bổ sung một vài chi tiết về bài viết, riêng về những nhận xét của ông, tôi xin có đôi điều thưa lại:
1/ Về tội danh và trường hợp phạm pháp, đây là tội khủng bố và quả tang, thẩm quyền xét xử không thuộc Tòa Án Quân Sự thường mà là Toà Án Quân Sự Tại Mặt Trận, ở đây là Tòa Án Quân Sự Tại Mặt Trận Sàigòn, cũng như tôi đã thưa, Tòa này xử chung quyết, nghĩa là không có thủ tục phúc thẩm hoặc kháng án. Nhưng thủ tục xin ân xá thì không pháp đình nào có quyền từ chối cả,
2/Do đó cái chi tiết là vụ xử bắn xẩy ra không đầy 24 giờ sau khi có phán quyết cũng là hoàn toàn không chính xác. Theo tôi biết, tử tội LVK có xin ân xá, đơn xin ân xá bị bác, thủ tục thi hành án văn tử hình của Tòa Án Quân Sự Tại Mặt Trận là tử tội bị thụ hình trong vòng 24 giờ sau khi đơn ân xá (nếu có)bị từ chối. Giới chức thi hành là một đơn vị thuộc ngành Quân Cảnh Tư Pháp.

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

19/02/2010 lúc 1:46 chiều

@ Độc giả Khiêm và Phùng Tường Vân
——————————————————-

Theo đường links độc giả Phan Nhiên Hạo giới thiệu, tôi đọc được một số tin về vụ hành quyết 29/1/1965 tại chợ Bến Thành. Vì không thể dịch tất cả, tôi chọn dịch ra một tin ngắn đăng và đúng ngày đó tại The Gazette của Montreal (Canada), và trích dịch một đoạn liên quan đến vụ đó từ một tờ báo khác, The Miami News (Hoa Kỳ), đăng 5 tháng sau vụ đó.

1) The Gazette (Montreal) Thứ Sáu 29/1/1965
——————————————————
http://news.google.com/newspapers?id=vZ4tAAAAIBAJ&sjid=WZ8FAAAAIBAJ&pg=1467,6231337&dq=le+van+khuyen&hl=en

Bài “Student executed” (Sinh viên bị hành quyết)
(Trang 1 cột 4 dưới cùng)

(Dịch)
SÀi GÒN (AP) – Được xe tăng và một tiểu đoàn quân dù bảo vệ, đội hành quyết đã xử bắn một thanh niên khủng bố Việt Cộng 20 tuổi tại khu chợ chính của Sài Gòn một giờ trước bình minh ngày hôm nay (tức là ngày thứ Sáu 29/1/1965. ND). Đèn flash của các nhiếp ảnh gia nháy trong khi sinh viên Le Van Khuyen bị bịt mắt, đứng trước các bao cát và bị hành quyết. Khuyen bị toà án binh kết tội hôm Thứ Năm vì mang (trong người) một trái lựu đạn và một quả bom nặng 15 pound (khoảng 6.8 kg. ND) gần khu trung tâm Viện Phật giáo.
(Hết dịch)

Nhận xét của ND:
————————
Theo tin trên, Khuyen bị kết tội vào ngày hôm trước, tức là ngày 28/1/1965, và chưa đầy 24 giờ trước khi cậu bị xử bắn, vì cuộc hành quyết diễn ra vào rạng sáng ngày 29/1/1965, chứ không phải đêm 29/1 (Tin này do AP phát đi từ Sài Gòn nên ngày giờ ở đây là ngày giờ địa phương, tức giờ Sài Gòn). Le Van Khuyen có thể là Lê Văn Khuyên hay Lê Văn Khuyến chăng, vì những đánh dấu khác xem ra không được thông dụng.

Quý vị nào có điều kiện tìm được nguồn tin rõ ràng hơn thì làm ơn cho độc giả biết.

2) The Miami News, Thứ Năm, 10/6/1965
—————————————————–
http://news.google.com/newspapers?id=ANUzAAAAIBAJ&sjid=–oFAAAAIBAJ&pg=2044,3272348&dq=le+van+khuyen&hl=en

Bài “Saigon: City of death fear and ping-pong” (Sài Gòn: Thành phố của sự sợ hãi chết tróc và bóng bàn)

(Trích dịch)

“…Trong buổi chiều khi tôi tới, White nói (Peter T. White là ký giả của The Miami News. ND), một nữ sinh tên là Nguyen Thi Nhu Mai lãnh thưởng 3 ngàn đồng, tức khoảng 40 USD từ Saigon Rotary Club vì bài viết về phẩm hạnh công dân của cô.

Sáng sớm hôm sau, một sinh viên tên là Le Van Khuyen bị đội hành quyết xử bắn tại khu chợ trung tâm thành phố: thành phố đang nằm trong lệnh giới nghiêm, và cậu ta đã bị bắt ngoài phố khi mang trong người truyền đơn Việt Cộng, hai quả mìn, và một trái lựu đạn.

Đó là đặc trưng của Sài Gòn.”

(Hết trích dịch)

Nhận xét của ND:
————————
Theo tin của AP ngày 29/1/1965 Khuyen bị bắt vì “mang trong người 1 trái lựu đạn và 1 quả bom (nặng ~ 6.8 kg)”.

Theo tin tại The Miami News đăng 5 tháng sau đó, Khuyen bị bắt ngoài phố “trong giờ giới nghiêm”, “khi mang trong người truyền đơn Việt Cộng, 2 quả mìn, và 1 trái lựu đạn.”

 

 

Tôn Nguyễn nói:

19/02/2010 lúc 1:22 chiều

Trong thời chiến, theo tôi những bức hình có giá trị là khi nó được chụp cả hai phía. Phía VNCH và Mỹ thì có vô số hình ảnh tội ác của họ, phía CS miền Bắc thì coi như có rất ít hoặc không có gì!

Bức hình chụp tướng Loan bắn chết một tù binh VC bị trói sau lưng làm sao có thể so sánh được với những bức hình (nếu có) chụp trực tiếp cảnh tàn sát của CS hằng ngàn thường dân vô tội tại Huế mà không ai có một tấc sắt trong tay…

 

 

Khiêm nói:

19/02/2010 lúc 12:34 chiều

Rất cảm ơn ông P N Hạo đã cung cấp danh tính và nhân dạng của tử tội cũng như những chi tiết liên quan đến vụ tử hình. Lướt qua các kết quả đầu tiên theo phương pháp archive search trên Google do ông Hạo gợi ý, tôi có thể thấy rằng các bản tin từ Canada, sang Đức, sang Mỹ đều thống nhất ở chi tiết Le Van Khuyen bị bắt với một trái lựu đạn và một trái bom gần Viện Hóa Đạo, bị đưa ra xử ở tòa án quân sự, bị kết tội tử hình, và bị hành quyết công khai.
Cảm ơn ông Vân đã chia sẻ lại những tin tức đó. Ông có lẽ có những hiểu biết cặn kẽ hơn về vụ xử này. Tuy nhiên, do ông không muốn nhắc lại một ký ức đau buồn nên tôi không dám hỏi thêm nữa.
Tôi đồng ý với ông Vân rằng chi tiết bị bắt với tang vật đó và bị xử bắn tại chỗ ngay giữa phố xá rất khó tin. Sài Gòn thời buổi đó nhiễu nhương – nói theo ông Luong – nhưng không phải ở trong tình trạng chiến tranh ác liệt như tết Mậu Thân. Bản thân bức hình cũng cho thấy đây là một vụ tử hình theo nghi thức.
Câu hỏi đặt ra là tại sao báo Asahi Graph lại có những tường thuật khác với báo chí Âu Mỹ. Mong ông N Đ Đăng nếu có thì giờ vui lòng dịch lại bài báo đó để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu. Cũng rất mong ong Hạo có chút thời giờ lục lại các bộ vi phim để biết báo chí Việt viết về vụ xử ra sao.
Hy vọng rằng trường họp này chỉ nên được coi như một cố gắng truy tìm và tái liện lại một phiên bản sát với sự thật hơn của sự việc mà những tấm hình đau buồn này gợi lại. Chính vì sự việc này xảy ra khi tôi chưa ra đời, nên những thông tin đáng tin cậy về nó với tôi rất quan trpọng.

 

 

Phan Nhiên Hạo nói:

19/02/2010 lúc 6:02 sáng

(chỉ để thêm thông tin)

Nếu quý vị vào http://news.google.com/archivesearch

sau đánh vào ô tìm kiếm (search) tên Le Van Khuyen, có thể tìm được thêm một vài thông tin khác từ các báo Mỹ. Như bức hình dưới đây, cho thấy cận cảnh khuôn mặt của người thanh niên trước khi bị bắn. Ngưòi đứng cạnh anh ta là một cha tuyên úy của quân đội Sài Gòn. Chú thích dưới bức ảnh cho biết thêm Le Van Khuyen bị bắt khi mang trong người một lựu đạn và một quả bom nặng 15 pounds.
http://news.google.com/newspapers?id=emUhAAAAIBAJ&sjid=hYcFAAAAIBAJ&pg=7241,4089024&dq=le+van+khuyen&hl=en

 

 

Luong nói:

19/02/2010 lúc 4:41 sáng

Miền Nam thua miền Bắc không những trong chiến dịch tuyên truyền mà còn thua miền Bắc ở chỗ quá nhân đạo. Khi bắt được con tin không dám giết lầm. Trong tình báo cũng vậy

Gián điệp, tình báo mà Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) của miền nam bắt được, là lọai tình báo chiến thuật. Phần lớn những “tép riu” này chỉ làm tốn thì giờ, và nhức đầu cho các nhân viên thẩm vấn. Nhức đầu và tốn thì giờ là vì, CSQG không có cách nào để biết chắc chắn 100% người bị bắt tên gì, và đang hoạt động cho cơ sở nào.
A- Thí Dụ: Năm 2004 , trong một tập tài liệu chừng 200 trang trong thư viện Trường Cao Đẳng Quốc Phòng Lục Quân (Army War College/ Trường đào tạo sĩ quân đại tá chuẩn bị lên cấp tướng của Lục Quân Hoa Kỳ). Tập tài liệu đến từ trung tâm thẩm vấn CSQG Saigon-Gia Định. Tập tài liệu ghi tên tất cả những nhân viên gián điệp/ tình báo/ giao liên VC mà CSQG bắt được trong hai năm 1968-69. Khi chúng ta đọc những người VC tình nghi này, và những gì họ khai lúc được điều tra/ thẩm vấn… Nếu may mắn thì cao lắm chúng ta khai thác được 1 nguồn tin hữu ích trong 10 người VC bị bắt. Lấy 1 thí dụ căn bản về hồ sơ của 1 giao liên/ tình báo nằm vùng bị bắt ở Saigon: Anh khai tên thật là Trần Văn Hai. Sanh năm 1933, nhưng khai sanh ghi là 1936; Ngoài tên thật là Trần Văn Hai, anh đã có sử dụng chừng 29 bí danh khác như: Hai Lao Động; Hai Sún; Tư Chà; Hai Mổ … đại khái là như vậy. Ban đầu anh khai là giao liên của Toán H-1, chuyên hoạt động vùng Gia-Dinh-SaiGon- Cho Lon. Nhưng khi hỏi tại sao lại bị bắt ở Củ Chi, anh lại khai đôi khi anh có hoạt động cho Toán K-2. Anh khai là sanh ở Giồng Riềng, Rach Giá, nhưng khi hỏi thêm, về địa hình vùng đó, anh ta hoàn toàn không biết. Đem trấn nước anh chừng 3, 4 ngày sau, thì anh lại khai hoàn toàn khác về tiểu sử. Đem anh vào một phòng kiếng (kính 1 chiều) và đem những VC/ Hồi Chánh Viên khác đến nhận dạng anh ta: Có người nhận ra anh là Ba Lém; người thì nói Hai râu; kẻ thì quả quyết là Sáu Cò, hoạt động cho Toán… X19! Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được cái công việc mò kim đáy biển của toán thẩm vấn CSQG!

Và đây không phải là một trường ngoại lệ: hầu như một VC nằm vùng nào cũng có vài chục bí danh, hai ba tên “thật,” khác với tên ghi trong tờ căn cước giả có mang trong người. Điều tra khơi khơi, thì không bao giờ khai thác được gì hết. Vì bản chất của cuộc chiến mà chúng ta đang đối đầu — không có chiến tuyến — nên chúng ta không thể giết một người tình nghi dù tình nghi của chánh quyền có tang chứng. Một trường hợp điển hình nhu sau: CSQG bắt được một người đàn ông ở Gia Định, trong người có một số tiền mặt khá lớn; có súng trong người; và xài căn cước giả. Khi thẩm vấn thì người đàn ông đó nói là dân cờ bạc, mua căn cước giả để trốn lính, và mua súng để phòng thân vì dân cờ bạc. Nhưng sau một thời gian tra hỏi, anh ta thú nhận là giao liên và thu thuế của VC; sau một thời gian nữa, lại khai nhiều bí danh và các toán anh đã hoạt động … và cứ thế mà tiếp tục vài ba tháng! Đó là sự khó khăn trong vấn đề khai thác tình báo chiến thuật.

Nói tóm lại Một tấm ảnh có giá trị bằng vạn lời nói nhưng nó cũng là con dao giết nguời nếu nó bị nhìn lệch lạc hoặc dùng vào những việc phi nhân bản.

 

 

Luong nói:

19/02/2010 lúc 4:41 sáng

“A picture is worth a thousand words”. (Một tấm ảnh có giá trị bằng ngàn lời). Câu nói này có lẽ là tâm niệm của các nhiếp ảnh gia và các người thích chụp ảnh. Nhưng một bức ảnh không thể nói hết các sự việc và nếu không có lời giải thích nó dễ gây tranh cãi và ngộ nhận cho người xem. Vũng máu trong bức hình chụp của Akimoto gây cảm xúc cho độc giả với cái nhìn vội vàng sẽ có một phán đoán riêng tư theo cái nhìn chủ quan của người đó. Con người ai cũng có chủ kiến. Một bức ảnh chụp dưới góc nhìn của một tác giả không ít thì nhiều cũng có cái nhìn chủ quan của người ấy.

Theo tôi, một nhiếp ảnh gia nghệ thuật có lương tâm khi chụp một tấm ảnh gây cảm xúc cho người xem nên tìm hiểu rõ câu chuyện và dẫn giải cũng như đặt chủ đề phù hợp với nội dung của tấm ảnh. Một topic lửng lơ hay không rõ ràng có thể hậu quả vô lường. Như bức ảnh chụp “Tướng Loan bắn người” của Nhiếp ảnh gia Eddie Adams. Tấm hình này đã đem đến cho ông Eddie Adams giải Pulitzer. Nhưng cũng tấm hình này đã giúp làn sóng phản chiến ở Hoa Kỳ và trên khắp thế giới mạnh lên góp phần vào việc Hoa Kỳ phải rút chân khỏi vũng lầy chiến tranh VN. Và chính tấm hình này đã làm cho ông Eddie Adams nhức nhối và dằn vặt trong suốt cuộc đời ông, đối với ông Nguyễn Ngọc Loan.

Cái thời nhiễu nhương 1965 ấy có nhiều nguyên nhân khiến các thanh niên sinh viên học sinh trẻ theo VC. Bị tuyên truyền có, bị bắt buộc cũng có. Hồi ấy dưới quê tôi, một tỉnh miền Nam, người dân sống dưới hai lằn đạn, ban ngày quốc gia đi lùng VC, ban đêm VC về bắt người nào chúng tình nghi là tình báo và theo chính quyền chỉ điểm. Còn thanh niên thiếu nữ thì chúng phủ dụ, dùng lời ngon tiếng ngọt, tuyên truyền có, bắt buộc có rốt cuộc 80 % thanh thiếu niên đều theo giải phóng. Tôi nhớ lâu lâu lại có một cái xác bị neo đá thả trôi sông bị trồi lên nhìn rất ghê sợ. Thằng tí dê xồm trong xóm bần có tật dê gái tối tối hay đi mò gái nhà này nhà nọ bị VC tình nghi là gián điệp đi lấy thông tin và một sáng tôi thấy xác nó nổi trương phềnh ở mặt sông. “Giết lầm còn hơn tha lầm” là chính sách của VC. Ông Akimoto lúc đó sao không tìm tòi dấn thân vào những nơi toàn VC như quê tôi để chụp hình những cái xác trôi sông vô tội như thằng Tí.
còn tiếp

 

 

Phan Nhiên Hạo nói:

19/02/2010 lúc 4:31 sáng

(Thêm thông tin)

Theo báo Free Lance-Star (in ở Fredericksburg, tiểu bang Virginia) ra ngày 25 tháng 6, 1965. Le Van Khuyen bị xử tử vì “mang chất nổ gần trung tâm quốc gia Phật Giáo”. Theo báo này, trong khoảng thời gian trước và sau đó, chính quyền Sài Gòn cũng xử bắn công khai ba “tên khủng bố” (terrorists) khác là Tran Van Dang, 25 tuoi, Nguyễn Văn Troi, 19 tuổi (đúng ra là 21), và Le Dau, 24 tuoi. Để trả đũa, đài phát thanh từ Hà Nội cho biết, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam sau đó đã xử tử tù binh trung sĩ Harold Bennett của quân đội Mỹ.

Xin bài báo ở đây, trên trang 1 và trang 3.

http://news.google.com/newspapers?nid=1298&dat=19650625&id=jXAQAAAAIBAJ&sjid=LosDAAAAIBAJ&pg=6369,7917735

 

 

Phùng Tường Vân nói:

19/02/2010 lúc 4:07 sáng

@Khiêm
Về những câu hỏi của ông, thực ra ngày hôm qua tôi có gửi một PH đúng vào điều ông muốn hỏi, nhưng sau nghĩ lại thấy không muốn kéo dài một câu chuyện…buồn, nên đã xin rút xuống. Nhưng nay nhân có quan tâm của ông nên xin post lại sau đây :
Cái chi tiết“Cậu ta đã bị bắt với một trái lựu đạn giắt trong người. Cậu bị quân cảnh Sàigon xử bắn tại chỗ…” là một tường thuật “báo chí” hoàn toàn không chính xác, xử bắn tại chỗ theo đúng thuật ngữ pháp lý là bắn ngay tại nơi phạm pháp không qua một bất cứ một thủ tục xét xử nào, điều này thường chỉ dự liệu trong những tình trạng thiết quân luật và cũng chỉ thường có liên quan đến các vụ cướp có võ khí trong tình trạng giới nghiêm.Theo tường thuật của anh nhà báo nọ thì phải hiểu rằng người thanh niên ấy bị quân cảnh khám xét và khi thấy anh ta có mang trong người một trái lựu đạn đã lôi anh vào góc phố ấy và… xử bắn liền! Chỉ có những đầu óc cực kỳ bệnh hoạn thì mới có thể tin được một câu chuyện như thế đã xảy ra giữa phố xá Sàigòn vào thời điểm ấy, có lẽ đến ông Vũ Hạnh có viết thêm tiểu thuyết để nói đủ điều tồi tệ về các chế độ ở Miền Nam như ông đã làm cũng không dám dựng nên một chi tiết như vậy.
Tôi chỉ xin nói thêm về một điều tôi biết chắc chắn đó là, người thanh niên bất hạnh ấy là một thanh niên khủng bố bị bắt quả tang, anh được Tòa Án Quân Sự Sàigon xử tử hình, án chung quyết, đơn ân xá bị bác và thụ hình tại “pháp trường cát”, vâng nơi đó chính là nơi mà báo chí Sàigon gọi là “pháp trường cát”.

 

 

Phan Nhiên Hạo nói:

19/02/2010 lúc 1:51 sáng

Ông Khiêm,

Tôi đang bận quá nên không research kỹ được, nhưng tìm nhanh trên internet thì thấy vụ xử bắn ngày 29/1/1965 này chính quyền Sài Gòn có mời nhiều báo chí tới dự. Một phóng viên người Nhật khác là Kaiko Takeshi của báo Shukan Asahi cũng chụp loạt hình này. Đây là loạt hình đã gây rất nhiều chú ở Nhật thời gian đó. Theo nguồn mà tôi sẽ chỉ ra sau đây, người bị bắn là Le Van Khuyen (không biết có dấu không), hai mươi tuổi, bị bắt khoảng một tuần trước đó và bị tòa án quân sự xử tội là chỉ huy của một nhóm VC. Như vậy vụ xử bắn chỉ xảy ra sau khi đã có toà xử, chứ quân cảnh thì không có quyền lôi ra bắn liền đâu. Xin đọc bài dưới đây, các thông tin liên quan nằm ở đầu trang 461 (hay là trang 5 trong pdf file).
http://positions.dukejournals.org/cgi/reprint/15/3/457.pdf

Mai mốt có thời gian tôi sẽ xem microfilm các baó chí Saigon cũ, chắc là có đăng tin này.

 

 

Nam Phan nói:

19/02/2010 lúc 1:03 sáng

Tôi đã định không “về hùa” với ông Phan Nhiên Hạo, nhưng mà càng ngày thấy người ta càng bưng mắt bịt tai trước những sư việc hiển nhiên. Ông Đỗ Kh. không những chỉ chống Mỹ, Ngụy (như PNH đã nhận xét) ông ấy còn không tha cả “tàn dư Mỹ, Ngụy” nữa (nghĩa là đại đa số những người tỵ nạn CS đã phải chạy thục mạng).

Có lần, cách đây không lâu, tôi đã nhắc khéo ông ấy đại khái là: “có lẽ Đỗ Kh. mải lo đặt máy ở góc đường Bolsa để quan sát, rình rập CĐVN, nên bỏ qua những chuyện cần biết…”, và dĩ nhiên ông ấy đã lái sang chuyện khác.

Chuyện “chống” cuả ông này , tôi cũng như đại đa số những người trong cộng đồng VN tỵ nạn CS “không chấp” vì chỉ bới bèo ra bọ, nhỏ nhen…Hơn nữa Đỗ Kh. là ai?

Ông Phan Nhiên Hạo chỉ nói sự thật.

 

 

Thai Nguyen nói:

18/02/2010 lúc 10:03 chiều

Lục mớ sách cũ trong nhà chứa xe, xin giúp Bác Tích một tí: Theo ông Trương Như Tảng, cựu bộ trưởng bộ tư pháp VC và cựu thuyền nhân tại trại Galang, ông Tổng Thống Thiệu đã nói như sau với con gái ông- cô Loan: “Ton ton (‘uncle’) and your father are enemies. But that makes absolutely no differences as far as your welcome in my home is concerned.” [“A Vietcong Memoir”, 1985, trang 261] Theo ông Tảng, cô Loan là bạn thân nhất với cô Tuấn-Anh con gái ông bà Thiệu từ những ngày theo học ở Convent [sic] des Oiseaux, Đà Lạt. Sau khi cô Loan tốt nghiệp tại trường Couvent này, chính bà Thiệu can thiệp để cô được đi Mỹ du học. Cô được trú ngụ tại tòa đại sứ ở Washington, làm đơn xin theo học tại MIT; nhưng e ngại các bạo động của nhóm phản chiến ở Boston, cô Loan đành chọn theo học ngành điện toán ở một đại học miền tây tiểu bang Pennsylvania.

 

 

Khiêm nói:

18/02/2010 lúc 8:36 chiều

Có một số chi tiết trong bài tôi mong muốn được hiểu thêm.

1. Quân Cảnh ở VNCH có được quyền xử bắn tại chỗ một người bị bắt với một trái lựu đạn trong người không? Có những điều luật hoặc mệnh lệnh nào cho phép họ làm điều đó? Mong những người hiểu biết về tư pháp của VNCH, và quân pháp của quân lực VNCH cho ý kiến.

2. Tường thuật của báo Asahi có chính xác không? Có cách nào để chúng ta dựng lại được chính xác câu chuyện xảy ra với kết cục như được mô tả trong tấm hình. Câu hỏi này có vẻ vô vọng, nhưng ít ra chúng ta cũng có một ít manh mối ở đây (thời điểm, câu chuyện, một tường thuật báo chí, v.v.)

Kinh nghiệm xây dựng dân chủ thất bại ở miền Nam là một đề tài rất đáng chú ý nhưng đến giờ vẫn bị bỏ qua. Một nền dân chủ thành công trong tương lai không thể bỏ qua những kinh nghiệm thất bại trong quá khứ để rút ra những bài học cần thiết.

 

 

Lê Anh Dũng nói:

18/02/2010 lúc 5:42 chiều

Theo cuốn Trần Quang Long – Cuộc đời & Tác phẩm (Nhà xuất bản Thuận Hóa in 2005), trang 12, 13:

“Cuối năm 1967, để chuẩn bị cho việc tập hợp lực lượng quần chúng phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Tổng hội Sinh viên Sài gòn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ. Tập thơ “Tiếng hát những người đi tới” ra đời trong bối cảnh đó mà người đã đem hết tâm sức ra để làm nên tập thơ này chính là Trần Quang Long.

Tôi còn nhớ khi tập thơ này mới in xong, Trần Quang Long, Trương Thìn và tôi đã tổ chức một buổi đọc thơ, ngâm thơ tại nhà chị Đồng, chị của Long, trong cư xá sĩ quan Chí Hoà (nay là cư xá Bắc Hải, quận 10, TP HCM). Buổi giới thiệu tập thơ đã thu hút nhiều anh chị em trong phong trào sinh viên Sài Gòn, trong Tổng hội Sinh Viên Sài Gòn và từ đêm đó, tập thơ đã trở thành bạn đường của Sinh viên Học sinh Sài Gòn trong những ngày đấu tranh quyết liệt trên đường phố, trong giảng đường, trường học, trong những đêm không ngủ bên ánh lửa bập bùng…”.

Chú thích:

Trần Quang Long và chị ruột là bà Trần thị Anh Chính, hay là bà Ngô Hán Đồng (tức chị Đồng được nhắc trong đoạn văn trên) là em cô cậu ruột với bố tôi. Ông Ngô Hán Đồng trong thời gian Trần Quang Long quậy lung tung là trung tá tỉnh trưởng Phú Bổn, sau đó là đại tá tỉnh trưởng Phan Rang – quê hương ông Thiệu, chức vụ sau cùng là đại tá chỉ huy trưởng pháo binh quân đoàn I trước khi tử nạn trực thăng vào năm 1972.

Trần Quang Long là Cộng Sản, bố vợ là ông Tôn Thất Dương Kỵ cùng nhiều trí thức thân cộng như bác sĩ Phạm Văn Huyến (thân sinh luật gia Ngô Bá Thành), nhà báo Cao Minh Chiến bị chính quyền miền Nam tống xuất ra miền Bắc qua cầu Bến Hải (cầu Hiền Lương). Ngược lại, chưa có ai từ miền Bắc bị tống xuất vào Nam, ngoài việc rũ tù, đói khát, rục xương trong đó.

Trần Quang Long là Chủ tịch sáng lập Hội Sinh viên Sáng tác thuộc Tổng hội Sinh viên Sài gòn, chủ trương hoặc là biên tập viên với nhiều tờ báo “đấu tranh” như Sinh viên Huế, Đất Mới, Dân (Huế), Sinh viên Sài Gòn; cộng tác với các tờ ở Sài Gòn như Tin văn, Đất nước dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Trần Quang Long, Thảo Nguyên, Chánh Sử, Trần Hoàng Phong, Trần Hồng Triều, Cao Trần Vũ. Năm 1968 Trần Quang Long thoát ly ra vùng Việt Cộng và chết vào ngày 11 tháng 10, 1968 tại biên giới Tây Ninh-Campuchia trong một cuộc oanh tạc.

Cả đại gia đình tôi, bác – thiếu tá, bố – trung tá, chú – thiếu tá bác sĩ quân y Lê Văn Lân… cũng như đại tá Ngô Hán Đồng vẫn bình an, thăng quan, tiến chức, trong công việc cũng như hoạt động văn hóa (Lê Văn Lân là thành viên của Uỷ ban Quốc gia Soạn thảo và Dịch thuật Danh từ Chuyên môn, và của Uỷ Ban Điển chế Văn tự của Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn hoá và Giáo dục, 1971-1975); các cô, các chú người đi dạy vẫn bình thường đi dạy, dù có ông em cô cậu ruột, em vợ là Việt Cộng khét tiếng, cả nước biết tên.

 

 

Lê Anh Dũng nói:

18/02/2010 lúc 3:34 chiều

Một dị bản của câu chuyện kể bởi bác sĩ Tích:

Sau khi Saigon thất thủ, Trương Như Tảng có dịp liên lạc với gia đình thì được biết cha ông mới qua đời, con gái ông đã được phu nhân tổng thống Thiệu bảo trợ cho đi du học ở bên Mỹ, con trai ông cũng đã sang Pháp, còn mấy người anh em ông thì bị đi “học tập cải tạo”.

(xem thêm ở http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=print&sid=3466 )

 

 

Tôn Văn nói:

18/02/2010 lúc 3:15 chiều

Trước hết,
xin cảm ơn tác giả Nguyễn Đình Đăng và nhiếp ảnh gia Osami Arikata về những tư liệu quý rất có giá trị cho suy ngẫm.

Thứ hai,…
Kính bác Phùng,

Nỗi đau cuộc chiến chắc còn kéo dài trong suốt đời ta. Giải thoát có lẽ chỉ bắt đầu bằng con đường tự ngộ. Nghĩ về chuyện này, tiểu đệ cứ nhớ lời Cụ Nguyễn Tiên Điền:

Ma đưa lối, quỷ dẫn đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.

Chiến tranh lạnh – Ấy là thời của … CHIẾN TRANH. Trong chiến tranh, bao giờ TOÀN TRỊ cũng là phương cách nắm thượng phong. Miền Nam (nghe nói) cố thực hành Dân chủ Đa nguyên… có lạc điệu chăng? Hoà bình, ấy là thời của cộng đồng gom trí tài phát triển (ĐNDC) – Thế mà cứ kiên trì „toàn diện“. Người mình thật lúc nào cũng thích … chéo ngoe! – Cắt chia thì LỤI, thống nhất lại … TÀN!

Có một tích trong Phật (Bụt) giáo thế này:

Đệ tử: Tại sao Phật đến xứ này?
Sư phụ: Vì xứ này vốn có cái mầm của Phật giáo!
Vậy cái sự „Cao Biền dậy non“ và „sự can thiệp của chủ nghĩa cộng sản trên số phần của dân tộc“ có phải do căn cơ (đáng lo nghĩ) của tộc Việt chăng?

Trân trọng.

 

 

Trần Văn Tích nói:

18/02/2010 lúc 2:59 chiều

Tôi gửi phản hồi này trễ quá vì tìm mãi chưa ra nguồn tài liệu tham khảo. Bởi vậy xin bà con trên talawas vui lòng tạm đọc phản hồi hôm nay với sự dè dặt vì tôi chỉ ghi theo trí nhớ. Ngoài ra rất mong quí vị độc giả am tường chuyện vùng quốc gia trước 1975 (chẳng hạn quí ông Phan Nhiên Hạo, Phùng Tường Vân v.v..) vui lòng bổ túc cho, nếu có thể.
Chuyện kể rằng ông bà Nguyễn Văn Thiệu có cô con gái tên Tuấn Anh. Cô Tuấn Anh học trung học ở Đàlạt. Cùng học với cô có tiểu thư ái nữ ông Trương Như Tảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam với Chủ tịch chính phủ là Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Vì hai cô con gái cùng học chung nên bà Thiệu rất thương mến cô nữ sinh họ Trương, nhiều lần cô này về ở chơi trong Dinh Độc Lập. Có lần ông Thiệu bảo cô :”ba cháu chống tôngtông nhưng đó là chuyện người lớn, còn giữa cháu với tôngtông không có chuyện gì cả, cháu yên tâm.” Ngày bà Thiệu rời nước (bà ra đi trước ông Thiệu), bà đã đưa cô con gái ông Trương Như Tảng đi theo.
Dường như câu chuyện này do chính ông Trương Như Tảng kể lại (ông Tảng đã rời bỏ chế độ cộng sản, giống như ông Đoàn Văn Toại, tác giả Le goulag vietnamien). Tôi chỉ nhớ câu chuyện đại khái như vậy, nhưng nhớ nhất, nhớ rất rõ ràng cách ông Thiệu tự xưng với hai chữ tôngtông.

 

 

Hưng Quốc nói:

18/02/2010 lúc 9:44 sáng

Ông Phan Nhiên Hạo,

- Vì đây là bài viết public, tôi cho rằng phải nên thận trọng khi phán xét. Như ở đây ông đã đưa ra một số nhận định không được chừng mực lắm mà tôi đã nêu.

- Tôi có đọc những gì ông Đỗ Kh. viết, nếu ông Hạo thấy ông Đỗ Kh. là một “người chống Mỹ và chống “ngụy”” thì thật tiếc phải nói rằng ông quá sức chủ quan và hẹp lòng.

- Tôi hiểu cái khoảng cách Bắc-Nam nhưng không nên nhìn cái gì cũng theo cái cách nhìn đó, đừng để mình là con bệnh của sterotype (cái này ông gọi rất đúng tên). Ví như ở bài này tôi tin rằng ông NĐĐ không có ý: “kín đáo chỉ ra rằng miền Nam Cộng Hòa cũng chẳng tốt đẹp hơn gì hơn Cộng Sản”

- Và khách quan mà nói “sự hiểu biết” của ông NĐĐ “cũng như của những người lớn lên ở miền Bắc, ngay cả những trí thức khoa bảng” không “hết sức hạn hẹp” và “vẫn còn khoảng cách rất xa với người trong Nam”. Ông Hạo có thấy mình quá lời chăng hay là sự quen biết đã khiến ông có nhận định như vậy. Nếu quả thực ông NĐĐ là người như vậy thì sẽ là một sự ngạc nhiên lớn cho tôi, và chân thành xin lỗi ông về sự quấy rầy không đáng có này.

 

 

Lê Anh Dũng nói:

18/02/2010 lúc 8:02 sáng

Tôi chấp Đỗ Kh. chỉ trích chính quyền miền Nam hay chống Mỹ Ngụy, vấn đề là chỉ trích, chống có thuyết phục hay không. Nếu có thì hoan nghênh, mời tiếp tục; không thì tôi đòi tặng bốt-đờ-sô như trường hợp của tướng Phú.

Chỉ trích chính quyền, chỉ trích đủ thứ hay ủng hộ đủ thứ là một yếu tính bất khả phân của tự do, dân chủ. Để theo kịp thế giới, Việt Nam chỉ có một lựa chọn là mở ra một không gian tự do tối đa cho tư tưởng và phát biểu, không gian này không nên áp đặt bất kỳ một hạn chế về chính trị, đạo đức nào cả, cứ để thị trường tư tưởng tự do điều tiết, đào thải hoặc hấp thụ.

Còn bàn chơi về logic thì logic cũng có nhiều thứ, trong đó có 1 thứ logic nước vỏ lựu, máu mào gà, nhờ nhờ ( http://en.wikipedia.org/wiki/Fuzzy_logic ). Phân loại nhà văn vào một thứ lề trái bên này, tức là phải bên kia thì cũng được; nhưng muốn nhà văn, nhà bút đi theo lề nào đó thì trong nước đã làm, nhưng có vẻ hải ngoại la ó, chế giễu lắm thì phải. Tôi mà yêu cầu Phan Nhiên Hạo “tự nguyện” đi qua lề trái một chút xíu của lề phải (tự nguyện) thì cũng phải thủ thế, hay xuống tấn cho chắc bụng.

 

 

Phan Nhiên Hạo nói:

18/02/2010 lúc 6:36 sáng

Ông Hưng Quốc:

-Tôi có thể email hỏi riêng NĐĐ, nhưng vì bài của tác giả đã đăng trên diễn đàn công cộng, nên cần được thảo luận công khai. Nếu email hỏi riêng thì còn nói làm gì.

-Tôi không theo dõi nhiều diễn đàn, chỉ đọc talawas và một hai diễn đàn khác. Trong phạm vi đó, tôi thấy ông Đỗ Kh. là người chống Mỹ và chống “ngụy” tiêu biểu nhất. Ông chịu khó đọc lại những bài viết của ông Đỗ Kh trên talawas bộ cũ và bộ mới ông có thể thấy điều này. Nếu thật sự có ai tiêu biểu hơn ông Đỗ Kh về phương diện này, xin ông vui lòng cho biết để tôi tham khảo. Cảm ơn ông.

-Tôi chưa bao giờ nói người miền Nam không được chỉ trích miền Nam. Tôi chỉ nói cái nhìn về VNCH giữa người Nam và Bắc có khoảng cách rất xa. Và tôi có dẫn chứng thêm trường hợp nhà văn miền Bắc đến thời điểm này vẫn viết về lính “ngụy” như những kẻ ăn thịt người. Mong ông đọc lại.

 

 

Hoa Bất Tử nói:

18/02/2010 lúc 5:40 sáng

@ Giác Văn:

Tôi cho rằng bạn khắt khe quá chăng. Theo tôi hiểu, và sau khi đọc xong hết đoạn cuối, rằng: “Người bị hành quyết trong ảnh là một sinh viên 20 tuổi theo Việt Cộng. Cậu ta đã bị bắt với một trái lựu đạn giắt trong người. Cậu bị quân cảnh Sài Gòn xử bắn tại chỗ vào đêm 29/1/1965. Biệt động Việt Cộng sau đó đã đánh bom trả đũa một hotel của quân đội Mỹ tại Quy Nhơn, khiến 64 lính Mỹ và 2 biệt động đặc công thiệt mạng.”

Ý nghĩa của nó là để nói về sự thù hận vô bờ bến sẽ dẫn đến những hậu quả đau lòng hơn.

Cho dù được viết vào thời điểm nào, tết âm lịch hay chẳng tết gì hết, thông tin đó vẫn luôn mang tính thời sự và luôn nhắc nhở từng người con Việt phải biết trân trọng tình đồng bào ruột thịt, không thể vì mục tiêu chính trị của 1 số người mà cướp đi bao xương máu của người dân lành vô tội. Chính quyền cộng sản đã tàn ác, đã mị dân bằng bao câu chuyện hình sự kinh khủng, chuyên án kinh khiếp, những chiến tích oai tiếng cho đến những vụ trả đũa “thù địch” khét tiếng cho biết bao người dân trong nước để họ tin và nghe theo, và nhập máu tẩy não bằng sự thù địch vô độ với giới hải ngoại sau năm 1975, những người bỏ nước mà chạy lấy thây ma, thì thiết nghĩ, những người như chúng ta trong thời đại này, khi đã có đủ phương tiện khoa học kỹ thuật để vươn tới văn minh, sẽ không học tập cái thói sống và dạy dỗ THẮNG LÀM VUA, THUA LÀM GIẶC của chính quyền CS chứ?

Biết, tiếp cận thông tin, không phải để quy chụp người khác và lôi kéo hô hào tẩy chay. Nếu có nhã ý đón nhận thông tin theo chiều hướng tích cực, thì có lẽ bạn sẽ không cho rằng tác giả có ý đồ xấu như vậy. Bản thân tôi luôn trân trọng những tư liệu lịch sử, và muốn cảm ơn tác giả khi đã công bố những dữ liệu lịch sử này.

Thông tin từ bài viết này cũng như tiền, nó không có tội, nó chỉ có tội khi rơi vào tay kẻ thủ ác và tâm địa xấu xa – những độc giả – mà thôi.

 

 

Hưng Quốc nói:

18/02/2010 lúc 5:09 sáng

“Tôi chỉ không rõ lắm chủ ý của tác giả”, ý của tác giả chỉ là đơn giản giới thiệu tác phẩm của Osami Arikata và nói lên phần nào bộ mặt của cuộc chiến, thế thôi. Nếu cần thì ông cứ hỏi trực tiếp ông N.Đ.Đ, (ông cũng có nói là quen) riêng tôi thì thấy không cần phải giải thích gì cả . Ông lại nhìn lên thành stereotype Bắc-Nam, hay là “bói ra ma, quét nhà ra rác”, đọc bài nào cũng nhìn ở góc nhìn đó?

“Đây là một hạn chế lịch sử nên được vượt qua, bằng cách tìm hiểu sự thật về miền Nam”

Tôi đồng ý ở điểm này, nhưng ông đã dùng cái nhìn hạn hẹp của mình thế nên chính ông cũng chưa vượt qua được. Ngay cả về ông Đỗ Kh.ông cũng cố tình mang cái lăng kính đó vào.

Ở phản hồi trước ông cho rằng:

“nhiều trí thức miền Bắc khác, tôi e rằng vẫn còn khoảng cách rất xa với người trong Nam (ngoại trừ ông Đỗ Kh).”

Ngoại trừ đích danh ông Đỗ Kh. (Ông Đỗ Kh. nổi tiếng thế)

Phản hồi sau:

“Đỗ Kh là người tiêu biểu vẫn còn chỉ trích VN Cộng Hoà hiện nay.”

Giờ thì ông chuyển cá nhân ông Đỗ Kh. thành “người tiêu biểu”, ông có suy diễn quá nhanh lần nữa? Vả lại VNCH là gì mà sao không người Nam nào được chỉ trích?

 

 

Phan Nhiên Hạo nói:

18/02/2010 lúc 5:06 sáng

Ông Lê Anh Dũng:

Hy vọng ông không có ý đồng nhất cái lề phải trong nước với cái lề phải hải ngoại. Vì một bên cuỡng chế bằng bạo lực, còn một bên là tự nguyện.

Cái lề phải hải ngoại nó đối nghịch hoàn toàn với cái lề phải trong nước. Như vậy nếu anh đi trên lề trái ở hải ngoại, có nghĩa là anh đang đi cùng hướng với lề phải trong nước. Điều này hợp logic chứ?

Lý lịch đi lính miền Nam theo tôi không biện hộ được cho việc người đó có chỉ trích VNCH hay không. Ông Nguyễn Cao Kỳ là tướng miền Nam, nhưng bây giờ có ai nịnh bợ CS bằng ông ấy? Cái lý lịch lính của Đỗ Kh, theo tôi đã được ông Đỗ Kh khôn ngoan sử dụng để chỉ trích VNCH hiệu quả hơn mà thôi, và bằng cách đó, gián tiếp biện hộ cho những điều tồi tệ trong nước hiện nay. Ví dụ nếu có người lên tiếng về vấn đề tham nhũng của CS, Do Kh có bài về tham nhũng VNCH. Có người nói về kiểm duyệt CS, Do Kh có bài về kiểm duyệt miền Nam, v.v… Thành tích chống “Mỹ ngụy” của ông Đo Kh dày đặt trên talawas mà ông LADũng không thấy, tôi hơi ngạc nhiên.

 

 

Lê Anh Dũng nói:

18/02/2010 lúc 4:07 sáng

“Đỗ Kh là người tiêu biểu vẫn còn chỉ trích VN Cộng Hoà hiện nay”, tôi không nghĩ Đỗ Kh. là người chỉ trích VNCH, đừng nói tới tiêu biểu.

Tôi đã so gươm một lần với Đỗ Kh. trên Diễn Đàn 2001-2008 nhân vụ tướng Phạm Văn Phú. Nhưng cũng cần nhắc lại về Đỗ Kh. công tử lãng mạn “tiêu biểu” thời Việt Nam chưa có Vi-xi công tử.

Tuổi đôi tám, Đỗ Kh. công tử rời mẫu quốc bay về miền Nam nắng loá “đi quân dịch là yêu nòi giống”, đầu quân làm binh nhì sư đoàn 25; trong khi con tổng thống đã dzui học Thụy Sĩ từ trước cả tuổi quân dịch cho chắc ăn, khỏi xầm xì (cùng thời kỳ, con bí thư thứ nhất Lê Duẩn, con bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp cũng ở Liên xô; truyền thống học Thụy Sĩ được kế thừa bởi con đương kim thừa tướng Dũng, nhưng con Nguyễn tổng thống không có tài bằng con Nguyễn thừa tướng, tổng thống Thiệu cũng thua xa thừa tướng Dũng về mục quản lý tiền bạc, nên chưa bao giờ con tổng thống quản trị trên 100 triệu đô la). Chỉ riêng quả bay về xứ “đi quân dịch” của Đỗ Kh. công tử đã làm con tim tôi rướm máu, vì khi đó tôi đang cặm cụi học tiếng Anh ở hội Việt Mỹ, mơ một ngày dzui-học, để có ngày về nước làm cha thiên hạ.

Không mặc cảm cộng với khuynh hướng đi lề trái trên lề phải hải ngoại (tôi ngờ Đỗ Kh. còn thích phía trái của nhiều loại lề khác nữa) góp phần làm ngòi bút Đỗ Kh. có mùi chỉ trích VNCH. Mùi đó nhưng không hẳn là vị đó.

Phan Nhiên Hạo cũng là một tay kiếm tương đương Đỗ Kh., có thể tạm gọi là kiếm thủ đi bên phải của lề phải hải ngoại. Một lần nữa, mùi đó nhưng không hẳn là vị đó.

 

 

Giác Văn nói:

18/02/2010 lúc 2:00 sáng

Tác giả biện minh cho bài viết là nhắc lại quá khứ để “xây tương lai trên quá khứ”, nhưng phần xây tương lai bằng cách nào thì không thấy đâu cả, chỉ thấy toàn cảnh chết chóc máu me của một thời nội chiến u mê của người Việt mình.
Thực chất bài nầy tung lên mạng vào ngày Tết để người Việt hai bên lại cấu xé nhau, tao đúng mày sai, mày còn tàn ác hơn tao, v.v… và v.v… Để làm gì? Để mãi gấu ó nhau mà quên đi cũng vào thời gian nầy 31 năm về trước (19-2-1979) đã có hàng ngàn, hàng vạn vũng máu như trong hình của người dân Việt đã đổ xuống ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc do bọn bành trướng Bắc Kinh gây ra. Nếu cái quá khứ nầy không được nhắc đến, không xây tương lai trên đó thì cái vòng nô lệ cho Tàu sẽ không xa.
Cái bẫy nầy được dựng lên mỗi năm vào dịp Tết, nhớ năm ngoái là vụ triển lãm VAALA gì đó.
Mỗi người nên tự chế để đừng bị sập bẫy.

 

 

Phan Nhiên Hạo nói:

18/02/2010 lúc 12:00 sáng

Ông Hưng Quốc:

1) Khi dùng các cụm từ “Tôi chỉ không rõ lắm chủ ý của tác giả” và “Phải chăng”, tôi có ý mong Nguyễn Đình Đăng nói thêm về bài viết của mình. Và đó cũng là cách diễn đạt cho được nhẹ nhàng, vì thật ra giữa tôi và Nguyễn Đình Đăng có liên lạc quen biết. Chứ thật ra, tôi nghĩ cái ý cho rằng Nam-Bắc đều tàn bạo như nhau trong chiến tranh là khá rõ trong bài của tác giả. Người đọc có thể tự nhận thấy.

Cái nhìn có tính định kiến (stereotype) của người Bắc đối với miền Nam Cộng Hoà, theo tôi là một sự thật, vì thiếu thông tin, và vì ảnh hưởng vô thức của tuyên truyền kéo dài. Ngay cả vài nhà văn cấp tiến miền Bắc đến nay vẫn còn viết về lính “ngụy” như những kẻ “ăn thịt người”. Ông có thể xem thêm dẫn chứng về vấn đề này trong bài viết sau của Phùng Nguyễn: http://damau.org/archives/8438

Đây là một hạn chế lịch sử nên được vượt qua, bằng cách tìm hiểu sự thật về miền Nam (công việc này không dễ dàng, vì lịch sử đã được viết lại bởi những kẻ chiến thắng, trong khi sách báo tài liệu nước ngoài thì phần lớn phản chiến, thiên tả).

2) Miền Nam trước đây có nhiều người đối lập, chỉ trích chính quyền, nhưng hiện nay ở hải ngoại không còn mấy người làm chuyện đó. Đỗ Kh là người tiêu biểu vẫn còn chỉ trích VN Cộng Hoà hiện nay. Nếu tôi không mở ngoặc về trường hợp của Đỗ Kh, có thể chính ông Hưng Quốc sẽ đưa ông Đỗ Kh ra để vặn lại tôi rằng chuyện chỉ trích miền Nam cũng có thể được làm một cách rất tích cực bởi chính người miền Nam, chứ đâu phải chỉ do người ngoài Bắc thiếu thông tin(!).

 

 

Hưng Quốc nói:

17/02/2010 lúc 9:54 chiều

Ông Phan Nhiên Hạo nghi ngờ :

“Tôi chỉ không rõ lắm chủ ý của tác giả Nguyễn Đình Đăng trong bài này là gì.”

Rồi bắt đầu đoán:

“Phải chăng ông muốn kín đáo chỉ ra rằng miền Nam Cộng Hòa cũng chẳng tốt đẹp hơn gì hơn Cộng Sản, “cá mè một lứa”, hai bên đều tàn bạo như nhau.”

Kết luận 1:

Nếu vậy, điều này cho thấy sự hiểu biết về miền Nam của những người lớn lên ở miền Bắc, ngay cả những trí thức khoa bảng, hết sức hạn hẹp, nếu không muốn nói là vẫn còn mang cái nhìn của người đã bị tuyên truyền quá nhiều”

Kết luận 2:

“Tôi tôn trọng những baì viết của Nguyễn Đình Đăng. Nhưng cái nhìn của ông về chế độ miền Nam trước 1975, giống như nhiều trí thức miền Bắc khác, tôi e rằng vẫn còn khoảng cách rất xa với người trong Nam”

Phải nói rằng tiến triển suy luận từ một chỗ “không rõ lắm” của ông PNH nhanh quá, hơn cả phép nội suy, chóng hết cả mặt. Ai cũng biết cái lòng quân tử nó rất dài và xa nên khó đo lòng tiểu nhân, nên ông cứ thong thả mà đo thôi. Hay ông thử uống thuốc Vitamin Đảng xem có thêm “sáng mắt sáng lòng” ra không?

Lại còn “ngoại trừ ông Đỗ Kh.”, cả miền Nam có nhõn ông Đỗ hay sao?

 

 

Bắc Phong nói:

17/02/2010 lúc 9:07 chiều

vũng máu đọng dưới trụ hành quyết
gợi biết bao ký ức thê lương
mong có ngày xã hội nhân bản
hết cảnh người đem bắn pháp trường

 

 

Lê Anh Dũng nói:

17/02/2010 lúc 6:25 chiều

Có lẽ nhận định sau của tôi có phần qủa đoán. Chú của tác gỉa Ng. Đình Đăng không phát biểu sai, ông chỉ phát biểu rất thành thực từ vị trí và cách nhìn của ông ta. Ở đâu, và lúc nào cũng có một số người đứng ngoài, đứng trên những thăng trầm của đất nước, khi có biến thì họ biến rất sớm, rất xa. Vì ở trên, ở ngoài họ vẫn có thể thành thực có những nhận định tào lao, phất phơ về những điều họ biết lơ mơ.

Một trường hợp đáng để ý hơn là trường hợp của Nguyễn Hưng Quốc. Tạm bỏ qua những đóng góp có thẩm quyền về văn học của ông, và để ý tới nhận định chính trị mới nhất của ông trong bài “Cộng đồng hải ngoại như một lực lượng đối lập”:

- Cộng đồng hải ngoại như một giỏ cua, mạnh con nào, con nấy bò, sẽ vĩnh viễn và mãi maĩ không bao giờ là một lực lượng. Hoang tưởng này không bao giờ trở thành hiện thực, trừ hiện thực văn học.

- Tiếc là link Diễn đàn 2001-2008 của talawas hiện không vào được, để tìm lại bài của Hoàng Ngọc Tuấn nói về Nguyễn Hưng Quốc khi ông Quốc không được nhập cảnh VN, hầu có thể dẫn chứng cho chính xác. Theo ông Tuấn, ông Quốc không có phát biểu hay hoạt động về chính trị nhưng bị cấm nhập cảnh. Từ nhận định của ông Tuấn về ông Quốc tới phát biểu gần nhất của ông Quốc “vai trò chính của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, theo tôi, chính là vai trò đối lập. Đối lập không cần giới hạn. Đối lập, ngay cả đối lập cực đoan nhất, cũng là một cách thức xây dựng cần thiết. Nói cách khác: đối lập là yêu nước” là một trời và zéro vực.

Theo tôi, phát biểu trên của ông Quốc cũng là một hệ luận của định lý “họ vẫn có thể thành thực có những nhận định tào lao, phất phơ về những điều họ biết lơ mơ”, nhưng có giá trị tích cực của nhiệt kế: Khi những nhà trí thức có vợ đẹp, nhà đẹp, vị trí xã hội đẹp như Lê Công Định; một chỗ đứng đẹp trong văn học sử như Nguyễn Hưng Quốc; một tuổi có thể an nhàn thưởng thức con cháu như Nguyễn Huệ Chi … lại lựa một vị thế khác, loạng quạng và tài tử, thì Việt Nam đã mấp mé ở giới hạn mỏi.

 

 

Vũ Quang Khải nói:

17/02/2010 lúc 3:36 chiều

“Cháu không biết chính phủ ông Thiệu bỏ tù bất cứ ai có liên hệ với cộng sản à?”, chú nói.

Chú của ông NĐĐăng nói vậy là sai. Không phải “bất cứ ai” có liên hệ với CS cũng đều bị ông Thiệu bỏ tù.

Trịnh Công Sơn có liên hệ với CS nhưng chưa từng ở một ngày tù nào trước 75 cả, mà lại còn được ngồi xe chung, ăn nhậu chung với tướng tá thời ông Thiệu.

Nếu lập danh sách những người có liên hệ với CS thời ấy mà vẫn sống phây phây thì danh sách sẽ rất dài.

 

 

Nguyễn Đình Đăng nói:

17/02/2010 lúc 2:20 chiều

@ Phan Nhiên Hạo
—————

PNH viết: “…(trong một bài viết mới đây, NĐĐ cũng cho rằng chính quyền miền Nam bắt bỏ tù những người có thân nhân ở miền Bắc, và vài người đọc đã nhẹ nhàng “chỉnh” tác giả về điều này)” (sic)

Bài viết mà PNH nhắc tới là bài “Ông Nomura” (http://www.talawas.org/?p=15970).
Tôi e rằng PNH chưa đọc kỹ bài này bởi đoạn văn PNH bàn tới có nguyên văn như sau:

(trích nguyên văn):

Năm 1989, khi tôi gặp chú tôi lần đầu tiên tại Paris, chú tôi kể ông đã sợ hãi như thế nào khi nhận được thư bố tôi do ông Nomura chuyển:

“Cháu không biết chính phủ ông Thiệu bỏ tù bất cứ ai có liên hệ với cộng sản à?”, chú nói.

“Chính phủ ông Hồ cũng vậy, chú ạ. Họ lôi đi trại cải tạo tất cả những ai từng cộng tác với ‘địch’”, tôi nói.[10]

“Thế mà làm sao bố cháu lại quen được ông Nomura, để gửi được thư cho chú, thì kể bố cháu cũng … tài thật!”, chú tỏ vẻ thán phục. Tôi im lặng.

(hết trích)

Như vậy câu “Cháu không biết chính phủ ông Thiệu bỏ tù bất cứ ai có liên hệ với cộng sản à?” là do chú tôi nói cho tôi nghe. Tôi chưa từng sống một ngày nào tại Sài Gòn hay miền Nam Việt Nam cho đến trước năm 1982. Vậy làm sao tôi có thể biết để rồi “cho rằng chính quyền miền Nam bắt bỏ tù những người có thân nhân ở miền Bắc” như PNH khẳng định?

Ngoài ra, về từ vựng “có liên hệ” không đồng nghĩa với “có thân nhân”. Người ta có thể có liên hệ với nhau nhưng không phải là thân nhân của nhau, như tôi có liên hệ với các bạn tôi chẳng hạn. Ngược lại, người ta cũng có thể là thân nhân của nhau nhưng không hề liên hệ với nhau (như những thân nhân sống ớ miền Bắc và miền Nam VN trong thời kỳ chiến tranh VN, hoặc là những người họ hàng không thèm nhìn mặt nhau vì xích mích trong gia đình chẳng hạn)

 

 

Phan Nhiên Hạo nói:

17/02/2010 lúc 1:07 chiều

Trong chiến tranh Việt Nam ở Nhật cũng có những kẻ phản chiến, thiên tả, nên chuyện Nhật có những bài báo khai thác những hình ảnh không đẹp của xã hội thời chiến miền Nam không có gì đáng ngạc nhiên (dĩ nhiên họ không thể làm điều tương tự đối với miền Bắc). Tôi chỉ không rõ lắm chủ ý của tác giả Nguyễn Đình Đăng trong bài này là gì. Phải chăng ông muốn kín đáo chỉ ra rằng miền Nam Cộng Hòa cũng chẳng tốt đẹp hơn gì hơn Cộng Sản, “cá mè một lứa”, hai bên đều tàn bạo như nhau. Nếu vậy, điều này cho thấy sự hiểu biết về miền Nam của những người lớn lên ở miền Bắc, ngay cả những trí thức khoa bảng, hết sức hạn hẹp, nếu không muốn nói là vẫn còn mang cái nhìn của người đã bị tuyên truyền quá nhiều (trong một bài viết mới đây, NĐĐ cũng cho rằng chính quyền miền Nam bắt bỏ tù những người có thân nhân ở miền Bắc, và vài người đọc đã nhẹ nhàng “chỉnh” tác giả về điều này).

Tôi tôn trọng những baì viết của Nguyễn Đình Đăng. Nhưng cái nhìn của ông về chế độ miền Nam trước 1975, giống như nhiều trí thức miền Bắc khác, tôi e rằng vẫn còn khoảng cách rất xa với người trong Nam (ngoại trừ ông Đỗ Kh).

 

 

H2gcon nói:

17/02/2010 lúc 11:33 sáng

Người dân miền Nam trước 75 bị VC giựt mìn, pháo kích, ném lựu đạn, v.v… chết và bị thương hàng ngàn người. Vụ đánh bom hotel Mỹ ở QN cũng chỉ là một hành động khủng bố như hàng trăm hàng nghìn vụ khác chứ chẳng phải trả đũa gì hết. Còn thanh niên miền Nam bị bắn giữa phố SG năm 75 vì tội ăn cướp mới đúng là chết oan!

 

 

Khiêm nói:

17/02/2010 lúc 11:07 sáng

Một phương cách độc đáo để gợi lại một mảnh ký ức trong bức tranh khảm lịch sử.
Không chỉ giữa ban ngày, mà còn trong bóng tối nữa.
Những tay trùm thâm trầm, quỷ quyệt làm gì ở miền Bắc giới nghiêm 24/24 không ai hay biết. Những tay nhà binh lôm côm làm bậy ở miền Nam giới nghiêm 8/24 rất dễ bị lật tẩy.
Sài Gòn 2008 vẫn còn những bóng ma trong đêm tối.
Có lẽ tác giả bộ ảnh đang thắc mắc chẳng lẽ bóng tối này không có những bí mật nào.

 

 

Phùng Tường Vân nói:

17/02/2010 lúc 8:07 sáng

Những vũng máu của lịch sử .

Trong nhiều ươn yếu bất lực của Miền Nam (VNCH) trong trận chiến tự vệ , cái ươn yếu tệ hại nhất là không bảo vệ được hình ảnh của mình trước đám ký giả, phóng viên đầy ác cảm với chế độ bởi vậy cho nên những tấm ảnh cực kỳ tệ hại như “Tướng Loan bắn người” và những hình ảnh tương tự như ở đây vẫn còn gây nơi người xem những xung động thật bất lợi và bị đối phương triệt để khai thác đánh thức những thù hận một phía thật bất công, đó chính là cái oan trái của miền Nam.
Những vũng máu dưới chân cột ấy làm đau lòng tất cả mọi người, nhưng hỡi ôi có đến hàng triệu những vũng máu như vậy đổ ra trải dài suốt chiều dài lịch sử trên 50 năm nay và trải dọc suốt chiều cong của đất nước ta, truy tìm đến tận cùng thì cái nguyên nhân trước sau cũng không ra ngoài sự can thiệp của chủ nghĩa cộng sản trên số phần của dân tộc; những vũng máu của lịch sử ấy ám ảnh chúng ta nhưng những di họa của chế độ cộng sản lại vẫn còn đang là đám mây đen mù mịt khủng khiếp trùm phủ trên sự tồn vong của đất nước, điều ấy tưởng đã rõ ràng lắm.

 

 

Hoa Bất Tử nói:

17/02/2010 lúc 6:12 sáng

Thù hận tiếp nối thù hận, trả đũa bằng thù hận thì chỉ có thể gặt hái được thù hận to lớn hơn, đắng cay hơn.

Hồi mình còn rất nhỏ, vô cớ giết chết một con thạch sùng, bố mình đã mắng mình là tàn ác. Đọc bài cảm thấy buồn quá. Nhưng cổ nhân đã có câu: “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”. Hãy gieo xuống đất 1 hạt ớt, cái bạn được hưởng trong tương lai, chắc chắn là một rừng… cay nghiệt.

Hơn năm thập niên trước, cũng những người trẻ Việt Nam vượt Trường sơn, băng hạ Lào dưới những thảm bom của pháo đài bay B52, cùng tiến về phương Nam trong niềm tin giải phóng người anh em đang bị kềm kẹp bởi “ngụy quyền”. Máu người Việt đã chảy thành sông, xương dân Việt đã chất thành núi cho một Việt Nam thống nhất (?) và rồi để cùng “được” nghèo đói như nhau. Hôm nay sau hơn 30 năm đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, họ đã tạo được những thành tựu gì, nếu không là sinh ra một thiểu số ác quyền… và niềm hy vọng lớn của tuổi trẻ Việt Nam trong nước là được xuất khẩu lao động, hay làm dâu thiên hạ. Một đất nước mà ở đó vượt thoát khỏi quê hương lại là khát vọng ngàn đời, thử hỏi tương lai dân tộc này sẽ về đâu?

Lần chuyển loại bảo hiểm người nghèo, chậm cấp sổ mới phải đóng 500 nghìn/lần chạy thận nhân tạo, có người thanh niên nghèo 30 tuổi bỏ chạy 3 buổi liên tục, cấp cứu không cứu được thế là chết lúc mới 30 tuổi. 1 triệu 500 ngàn đồng là cứu được một mạng người. Tết, bệnh viện nghỉ mùng 1 đến mùng 5, thông báo ai chạy thận nhân tạo trong mấy ngày đó (có ai có thể không?) phải đóng 500 nghìn/1lần, hôm nay đến phòng chạy thấy vắng 1 nửa. 500 nghìn thôi, những ai phải vật vã trong 5 ngày Tết? Có thảm kịch nào lặp lại như chàng thanh niên kia? Ps: Những người phải chạy thận nhân tạo thường là những người bệnh đã tán gia bại sản vì chạy chữa, nhưng không thể sống nếu không chạy máy 2 ngày một lần. Tất cả mạng sống của họ đều trông chờ vào bảo hiểm y tế???!!!!